Cha mẹ càng LƯỜI 4 điểm này, thì con cái càng có tiền đồ: Yêu thương phải đúng cách, bao bọc quá nhiều vô tình hủy hoại tương lai của con trẻ
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen đốc thúc, nhắc nhở con cái. Tuy nhiên, điều này vô hình trung đang âm thầm khiến trẻ trở nên ỷ lại và chán học, từ đó khiến kết quả sa sút.
- 23-03-2022Giải mã bí mật "gây nghiện" của golf: Tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, giảm căng thẳng tinh thần, có thể là "cú nhảy vọt“ trong sự nghiệp của các doanh nhân
- 23-03-2022Cô gái "bóc phốt" công ty quy mô 2.000 nhân sự nhưng tuyển dụng "mắc cười": Chê dùng CV Tiếng Anh, năn nỉ ứng viên đi PV rồi đến mắng xối xả
- 23-03-2022Những khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu cả nước: Học sinh không chắc 9 điểm/môn thì đừng nộp hồ sơ
Nuôi dưỡng và dạy dỗ con trẻ luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phương pháp đúng đắn. Có nhiều trường hợp, các bậc phụ huynh cho rằng chỉ cần luôn đứng phía sau chỉ dạy từng đường đi nước bước, sát bên con là có thể khiến những đứa trẻ thuận lợi mà trưởng thành. Nhưng thực tế có đơn giản như vậy?
Đôi khi sự quan tâm, để ý quá mức đến con cái không khiến những đứa trẻ trở nên tốt hơn mà còn gây ra “tác dụng ngược”. Bố mẹ quá quan tâm, săn sóc sẽ khiến cho con phát triển tính ì. Thúc giục học hành khiến con trẻ áp lực, mục tiêu học tập không rõ ràng, những đứa trẻ sẽ cho rằng mình học cho người khác và ỷ lại vào người lớn.
Về lâu dài, con khó có thể hình thành thói quen học tập và sinh hoạt tốt, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển. Dưới đây là 4 thứ cha mẹ càng lười thì càng có lợi cho con.
1. Cha mẹ "lười" đưa đi học, con sớm biết tự mình đến trường
Tuỳ ở độ tuổi nhất định mà việc đưa đón con cái là việc cần thiết và không cần thiết. Đối với những trẻ đã cứng cáp, bố mẹ nên tập dần cho con cách để tự mình đến trường mỗi ngày.
Một phụ huynh có con nhỏ chia sẻ: “Dù có nhiều cháu cùng độ tuổi được bố mẹ đưa đón hàng ngày nhưng tôi rất hạn chế đi đón con. Tôi có đưa đón cháu một vài lần khi cháu mới đi học nhưng sau đó thì tôi để cháu tự đi. Vì trường cách nhà chỉ khoảng 1km và ít phương tiện qua lại nên tôi muốn cháu có thể tự đi đến trường. Đây cũng là một cách để hình thành tính tự lập cho con trẻ.”
Hình minh họa. Ảnh: Internet
“Có những hôm con thức khuya, hôm sau dậy muộn, con có ý muốn tôi chở đến trường nhưng tôi lấy cớ phải đi làm để từ chối. Thằng bé mếu máo giậm chân tại chỗ nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Sau đó, con tôi đi học muộn và bị cô giáo phạt quét dọn sau giờ học.”
“Tôi biết rằng thằng bé sợ nhất bị cô giáo phạt nên chỉ cần đi muộn một lần là có thể học được một bài học và sửa chữa tật xấu của mình. Chắc chắn trong tương lai thằng bé sẽ hình thành được thói quen làm việc và nghỉ ngơi hiệu quả.”
Trên thực tế, để trẻ tự đi bộ đến trường không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn hình thành thói quen tốt là không dựa dẫm vào người khác.
2. Cha mẹ "lười" đốc thúc, con tự giác hoàn thành bài tập về nhà
Vấn đề khiến đại đa số các bậc phụ huynh phải đau đầu chắc hẳn là kèm con làm bài tập về nhà. Để có một buổi dạy kèm con học hiệu quả, cha mẹ hãy thoát ly khỏi suy nghĩ hướng dẫn “từng li từng tí” để con làm bài ra kết quả đúng.
Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở con đến giờ làm bài tập và nói con báo cáo lại với mình khi đã hoàn thành. Đối những bài tập khó, cần sự tư duy sâu, cha mẹ không nên chỉ thẳng cách làm mà hãy đưa cho con những phương pháp để con hình thành suy nghĩ và tự tìm cách giải đúng.
Hãy khiến cho con trẻ nhận thức được rằng việc học là việc riêng của con và cha mẹ chỉ là những người chỉ dẫn khi con gặp những vấn đề mà không thể giải quyết được.
Nếu con không biết nghĩa của từ mới tiếng Anh, đừng bao giờ nói ngay đáp án cho con, thay vào đó, cha mẹ nên yêu cầu con tự tra từ điển để con biết cách tự học một mình mỗi khi không có ai kèm bên cạnh. Thêm vào đó cha mẹ nên thay đổi những cách thức dạy học thông thường bằng việc tạo ra những trò chơi như đoán từ, nối chữ... để giúp con có hứng thú học hành hơn, đạt hiệu quả tối đa trong mỗi buổi học
Khi dạy kèm cho trẻ, cha mẹ đừng quá chăm chỉ hướng dẫn con làm đúng kết quả mà hãy học cách khám phá những gì trẻ có thể làm, giúp chúng hình thành suy nghĩ độc lập tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Cha mẹ "lười" nhắc nhở, con chủ động làm việc nhà
Để thúc giục con cái học hành, nhiều bậc phụ huynh chọn cách nhắc nhở lặp đi lặp lại nhiều lần. Thậm chí một số gia đình còn lớn tiếng mắng mỏ để con có thể ngồi vào bàn học. Tuy nhiên, ắt hẳn nhiều người nhận thức được rằng, việc làm này hiệu quả thì có nhưng cũng sẽ khiến con trẻ sinh ra tính lì, cần có người luôn ở sau nhắc mới chịu làm. Đồng thời lâu dần việc này cũng khiến con chán nản, không quá coi trọng việc học hành.
Thường xuyên nhắc nhở chưa chắc đã có hiệu quả, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hoàn cảnh khác nhau. Nếu chỉ thường xuyên cằn nhằn, tranh luận thì hiệu quả đem đến sẽ không tốt. Ngược lại, nếu rèn luyện con có ý thức chủ động hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, đó mới là điều đáng tự hào.
4. Cha mẹ "lười" lo lắng, con rèn luyện tính độc lập trong công việc
"Tôi không giúp bất cứ điều gì con trai tôi có thể làm. Ví dụ, khi phòng thằng bé bừa bộn, tôi nhắc con dọn dẹp và tôi rất vui khi nhìn thằng bé tự dọn dẹp phòng của mình”, một một bà mẹ có con trai học cấp 2 chia sẻ.
Các con thường phải về nhà chuẩn bị các tài liệu, vật dụng khác nhau ở các lớp khoa học và công nghệ, bố mẹ hãy yêu cầu con tự chuẩn bị. Nếu con muốn mua thứ gì thì bố mẹ hãy đưa đúng số tiền cho con để con tự đi đến cửa hàng để mua.
Việc này khiến cho những đứa trẻ hình thành được tính tự giác, không quá ỷ lại vào suy nghĩ “lúc nào ba mẹ cũng có thể giúp mình hoàn thành mọi việc”. Trở thành điểm tựa của con là điều vô cùng tốt nhưng cha mẹ hãy là chỗ dựa để con phấn đấu phát triển chứ không phải nơi để con ỷ lại thoái thác.
Chính sự “lười biếng” khác nhau của cha mẹ góp phần tạo nên thói quen học tập và sinh hoạt hợp lý của con trẻ. Trong học tập, con có thể thoát khỏi sự lười biếng, sao nhãng; khi gặp khó khăn con có thể suy nghĩ và hành động một cách độc lập, chủ động tìm giải pháp; trong cuộc sống, con có tính tự lập cao, có thể tự mình lo liệu mọi việc.
Theo 163