Cha mẹ DỪNG NGAY 1 hành động này để không tạo ra những "đứa trẻ khổng lồ" vô ơn, sống đời "tầm gửi"
Hãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
- 08-01-2025Đáng quý hơn cả việc cho con "núi tiền": Nếu cha mẹ âm thầm làm điều này, tương lai của con sẽ cực kỳ xán lạn
- 07-01-2025Đoạn clip 19 giây từ camera phòng khách khiến hàng triệu người xúc động: Những ai làm cha mẹ rồi mới hiểu được vì sao
- 06-01-2025Làm gì thì làm, cha mẹ NHẤT ĐỊNH phải lưu ý 6 điều trong quá trình dạy con, nhiều người đã khóc vì lơ là
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao nhiều người trẻ ngày nay, đặc biệt là một số sinh viên đại học có trình độ học vấn cao lại thường có tâm lý "trẻ con" không? Các em dường như đã trưởng thành, có đủ hiểu biết, nhưng vẫn còn quá phụ thuộc vào cha mẹ, thậm chí còn tỏ ra ích kỷ, hiểu lầm và vô ơn trong cuộc sống. Phải chăng sự thay đổi trong môi trường xã hội hay sự mất cân bằng trong mô hình giáo dục của cha mẹ đã dẫn đến sự lan tràn khó kiểm soát của hiện tượng này?
Những đứa trẻ khổng lồ sống đời “tầm gửi”
Gần đây, một đoạn ghi âm cuộc trò chuyện giữa một du học sinh và cha mình đã gây nên làn sóng tranh luận sôi nổi trên Internet, nhiều cư dân mạng đã vô cùng sốc và tức giận sau khi xem. Cô con gái trong đoạn ghi âm, mặc dù là một du học sinh có trình độ học vấn cao, nhưng lại cư xử cực kỳ vô lý và cố ý đòi hỏi sự chu cấp tài chính từ gia đình với một thái độ khó chịu.
Khi cha cô hỏi tại sao cô lại rút tiền quá hạn mức thẻ tín dụng và nói rằng ông đang gặp khó khăn về tài chính, cô không những không chia sẻ khó khăn này mà còn chế giễu và dùng những lời lẽ xúc phạm để đối xử với cha mình. Hành vi này khiến chúng ta phải suy ngẫm về những hậu quả mà sự thay đổi trong mô hình giáo dục, mối quan hệ gia đình và giá trị xã hội đã dẫn đến.
Cô con gái không hề biết ơn và hoàn toàn không thấy được công lao nuôi dưỡng to lớn của cha mình. Theo cô, cha mẹ phải cung cấp cho cô mọi thứ vô điều kiện, và việc cha cô không đáp ứng được nhu cầu của cô có nghĩa là cha mẹ cô đã thất bại. Điều thậm chí còn vô lý hơn là thay vì cảm thấy tội lỗi hoặc suy ngẫm về hành động của mình, cô con gái lại ghi lại cuộc trò chuyện và tải lên mạng xã hội, công khai làm nhục cha mẹ mình.
Hành vi của cô gái trẻ này thực chất không phải là hiếm trong xã hội hiện tại. Hơn thế, đây là một thực trạng ngày càng phổ biến và lan rộng, hình thành nên một thế hệ trẻ sống phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ, chu cấp từ cha mẹ, mặc dù họ có đầy đủ khả năng để tự kiếm sống. Với lý do như “cần tập trung học hành để nâng coa trình độ” hay “cần phát triển tốt hơn”, những người trẻ này vẫn tiếp tục đòi hòi sự chu cấp của gia đình.
Ngay cả những người trẻ đã đến tuổi trưởng thành và có khả năng sống tự lập thường vẫn mang tâm lý "nếu bố mẹ không đáp ứng được nhu cầu của mình thì tức là họ không yêu thương mình đủ nhiều", và yêu cầu bố mẹ hỗ trợ tài chính nhiều hơn, thậm chí coi thường công sức lao động của cha mẹ.
Hãy là người hướng dẫn, đừng làm "thiên thần hộ mệnh"
Để con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhiều bậc cha mẹ thường cố gắng hết sức để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con, bao gồm cả những nhu cầu vật chất vượt quá khả năng tài chính của họ. Tuy nhiên, sự nuông chiều và bảo vệ quá mức này sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự lâoj trong cuộc sống và nghĩ rằng mọi thứ đều là điều hiển nhiên. Tệ hơn nữa, mọi điều cha mẹ làm cho con cái đều trở thành “nghĩa vụ” của họ, thay vì nhận được sự tôn trọng và biết ơn mà họ đáng được hưởng.
Không hiếm khi cha mẹ chiều chuộng con cái, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng của quá trình giáo dục con cái. Nhiều bậc cha mẹ thường yêu thương con cái đến mức hy vọng con mình sẽ không phải chịu bất kỳ khó khăn hay bất bình nào, dẫn đến việc con cái họ không trải qua những bài học cần thiết từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành.
Ví dụ, nhiều phụ huynh sẽ vào cuộc giải quyết vấn đề thay con khi chúng mắc lỗi, hoặc can thiệp quá mức vào cuộc sống và việc học tập của con, qua đó tước đi cơ hội tự đối mặt và giải quyết các vấn đề thực tế của con. Tuy nhiên, việc bảo vệ và nuông chiều quá mức sẽ không làm trẻ tốt hơn mà còn cản trở sự phát triển của trẻ.
Đúng như hành vi của nữ sinh du học phản ánh, sự “chăm sóc thái quá” của cha mẹ thường khiến con cái lạc lõng trong thế giới vật chất và không nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Trong quá trình phát triển của trẻ, cha mẹ nên đóng vai trò là người hướng dẫn chứ không phải là "thiên thần hộ mệnh". Trẻ em nên học cách đối mặt với khó khăn, học cách tự điều chỉnh và học cách chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Buông tay đúng lúc để không tạo nên những “đứa trẻ khổng lồ”
Để tránh cho trẻ không trở thành những “em bé khổng lồ”, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là học cách “buông tay”. Điều này có nghĩa là khi trẻ lớn lên, cha mẹ nên giảm bớt sự tham gia của mình vào việc chăm sóc con cái và cho trẻ nhiều không gian tự chủ hơn.
Ví dụ, khi đối mặt với sự lựa chọn của trẻ, đừng luôn can thiệp. Thay vào đó, hãy để trẻ tự chịu hậu quả và học hỏi từ những thất bại của mình. Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ không giúp đỡ ngay lập tức mà giúp trẻ xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua sự động viên và hỗ trợ.
Ngoài ra, cha mẹ nên bồi dưỡng tính tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt và để trẻ dần dần đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Điều này không chỉ giúp trẻ học được các kỹ năng sống mà còn giúp trẻ có khả năng tự mình đối mặt với những thách thức phức tạp trong xã hội tương lai.
Cha mẹ nên hiểu rằng việc bảo bọc và nuông chiều quá mức cuối cùng sẽ khiến trẻ mất đi khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề, đồng thời không thể thích nghi với những thay đổi xã hội và sự cạnh tranh.
Thiết tập sự uy nghiêm và tôn trọng xứng đáng
Ngoài việc chiều chuộng, yêu thương, vỗ về trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến việc thiết lập cảm giác uy nghiêm nhất định trong quá trình giáo dục. Điều này không đến từ đòn roi hay sự ép buộc nghiêm khắc, mà đến từ việc giành được sự tôn trọng của trẻ em bằng cách nhất quán trong lời nói và hành động làm gương. Khi cha mẹ thể hiện sự tự tin và quyết tâm trước mặt con cái, trẻ sẽ tự nhiên cảm nhận được uy quyền và uy tín của cha mẹ. Cha mẹ không phải là “bạn” hay “người trông trẻ” của con cái, mà là người hướng dẫn và làm gương trên con đường trưởng thành của con cái.
Cha mẹ cần xây dựng hình ảnh của mình trên cơ sở giao tiếp bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau đối với con cái. Chỉ trên cơ sở của lòng tôn kính này, con cái mới nhận ra rằng lời nói và yêu cầu của cha mẹ đều có giá trị, dần dần tôn trọng cha mẹ và hiểu được những khó khăn của họ.
Kết luận: Ý nghĩa thực sự của giáo dục không phải là tích lũy vật chất mà là nuôi dưỡng tâm hồn
Qua trường hợp của "những đứa trẻ khổng lồ" có học vấn cao, chúng ta thấy một vấn đề sâu sắc trong nền giáo dục hiện đại - sự nuông chiều và bảo vệ quá mức khiến trẻ em mất đi sự độc lập và thậm chí hình thành những nhu cầu vô tận về vật chất.
Ý nghĩa thực sự của giáo dục không chỉ là cung cấp cho trẻ em nhiều vật chất hơn mà còn giúp các em nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ, học cách biết ơn, học cách tự lập và học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình.
Trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất của con mà còn phải chú trọng bồi dưỡng tính cách độc lập và khả năng giải quyết vấn đề của con. Chỉ bằng cách này, trẻ em mới có thể có chỗ đứng trong xã hội và thực sự trở thành những con người có trách nhiệm, có thể tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.
Giáo dục là quá trình hai chiều. Chỉ khi cha mẹ và con cái cùng nhau phát triển thì mối quan hệ cha mẹ - con cái mới có thể được thiết lập hài hòa hơn. Trên con đường trưởng thành của con, cha mẹ phải biết buông bỏ, tôn trọng sự độc lập của con, để con học cách tự quản lý và tự nhìn nhận, để con trở thành những cá nhân trưởng thành và tự tin hơn trong thế giới tương lai.
Đời sống và Pháp luật