“Chắc là bài thi của con bị tráo rồi” - Câu chuyện của một nữ sinh vừa đáng thương vừa đáng trách
Nữ sinh nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, khóc lóc gọi bố mẹ. Phụ huynh ban đầu tin tưởng con, tìm mọi cách 'lấy lại công bằng', cuối cùng phải cay đắng chấp nhận sự thật.
- 10-06-2023Hà Nội: Nam sinh gãy chân tay được bạn chép hộ bài thi lớp 10
- 15-03-2023Top 10 kỳ thi khó nhất thế giới: Làm bài thi 12 tiếng mới xong, ôn thi tận 26 lần nhưng vẫn... trượt, tỷ lệ chọi lên đến 1/500!
- 10-02-2023ChatGPT đỗ bài thi tuyển lập trình viên L3 của Google nhưng vẫn "khiêm tốn": Tôi không thay thế được con người!
Năm 2023, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết có gần 13 triệu học sinh đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học Cao khảo. Đây là con số cao kỷ lục! Được biết, Cao Khảo là kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới vì thí sinh đông và kết quả quyết định lớn đến tương lai học sinh.
Ở vùng nông thôn, nhiều gia đình coi việc vượt qua kỳ thi này là cách duy nhất để đổi đời. Xung quanh kỳ thi Cao khảo cũng luôn có những câu chuyện "dở khóc dở cười" mà nhiều năm sau vẫn được dân tình nhắc lại.
Chẳng hạn, trong kỳ thi Cao khảo năm nay, câu chuyện về Dương Đình Đình - một nữ sinh ở tỉnh Phúc Kiến từng thi đại học rất nhiều lần lại được cư dân mạng Trung Quốc lôi ra bàn tán.
Năm 2011 là lần đầu tiên Dương Đình Đình tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Do quá căng thẳng, Đình Đình đã mắc một số sai lầm. Dù đạt được 512 điểm nhưng cô vẫn không vào được trường đại học yêu thích.
Nữ sinh quyết định thi lại, mặc cho bố mẹ can ngăn. Phụ huynh cho rằng áp lực học lại quá lớn, họ không muốn con mình phải chịu cực. Thay vì nhất quyết thi vào cho bằng được trường "top", Đình Đình vẫn có thể hoàn thành ước mơ vào một ngôi trường danh tiếng bằng cách tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học.
Nhưng Đình Đình không đồng ý và khăng khăng đòi học lại. Cuối cùng bố mẹ cô cũng đồng ý. Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 đến gần, cô cuối cùng cũng cảm thấy rằng mình sắp vượt qua được. Tuy nhiên, ngay trước kỳ thi, Đình Đinh gặp tai nạn xe hơi, không thể tham gia.
Đình Đình khóc lóc thảm thiết trên giường bệnh. Cha mẹ cô an ủi con, khuyến khích con cố gắng bình phục tốt để có cơ hội tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào năm sau.
Khi chuẩn bị cho cuộc thi năm 2013, Đình Đình chọn cách học ở nhà và rất nghiêm khắc với bản thân. Tuy nhiên, không có không khí học tập căng thẳng ở trường, cô dần trở nên lười biếng, ban đầu có thể làm 5-6 bài một ngày, nhưng sau đó không chịu làm dù chỉ một bài.
Vào ngày 9/6/2013, Đình Đình cuối cùng cũng hoàn thành kỳ thi tuyển sinh đại học. Bước ra khỏi phòng thi, trông cô hơi lo lắng, nhưng không nói với bố mẹ mình tại sao.
Đến giờ kiểm tra điểm, cô hớn hở chạy ra khỏi phòng gọi bố mẹ: "Bố mẹ ơi, con được 586 điểm!". Sau đó, Đình Đình kể chi tiết với bố mẹ về điểm số, bao gồm 111 môn tiếng Trung, 129 môn Toán, 131 môn tiếng Anh và 215 môn Văn. Thấy con gái vất vả cuối cùng cũng được đền đáp, bố mẹ cô vui mừng không tả xiết, gọi tất cả họ hàng đến báo tin vui và nấu một bàn tiệc thịnh soạn để ăn mừng.
Tuy nhiên, đến ngày đăng ký nhập học, Đình Đình phát hiện ra rằng cô không thể nộp đơn vào một trường đại học vì điểm số không đủ. Điều này khiến cô rất khó hiểu, điểm của mình rõ ràng cao hơn điểm chuẩn mấy điểm, tại sao lại xảy ra chuyện này?
Vì vậy, cô ấy đã nói với bố mẹ. Phụ huynh của Đình Đình rất tức giận, ngay lập tức gọi cho Phòng Giáo dục, nhưng câu trả lời nhận được thật bất ngờ: "Điểm số của Dương Đình Đình đã được chúng tôi xác minh. Tiếng Trung của cô ấy đạt 51, môn Toán 86, tiếng Anh 75, Văn tổng hợp 152, tổng điểm là 364".
Họ cúp điện thoại, cùng nhau mở máy tính vào trang web truy vấn, nhưng dù nhấn f5 bao nhiêu lần, điểm số hiển thị trên màn hình quả thực chỉ là 364 điểm.
"Chắc là bài thi của con bị tráo rồi." Dương Đình Đình nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, khóc nói với bố mẹ. Sau đó, cha nữ sinh này xin nghỉ phép ở công ty, dành cả ngày ở Phòng giáo dục quận và các phòng ban liên quan để làm cho ra lẽ. Nhưng dù ở đâu, câu trả lời mà ông nhận được là: Số điểm 364 rất chính xác.
Không thể chấp nhận, trong cơn tức giận, ông đã tìm đến đài truyền hình để vạch trần sự việc và đòi lại công bằng cho con gái mình. Khi dư luận ngày càng căng thẳng, Cục kiểm tra tỉnh Phúc Kiến cũng quyết định điều tra vụ việc. Sau khi xác minh, Viện khảo thí đã xác nhận rằng điểm thực của Đình Đình là 364 điểm.
Tuy nhiên, kết quả này không làm gia đình yên tâm. Họ yêu cầu được xem bài kiểm tra của con và cẩn thận soi từng dòng nhỏ. Khi nhìn vào tờ giấy kiểm tra tiếng Trung, họ thấy rằng mặt sau của tờ giấy là phần trắng, mặc dù có đáp án ở mặt trước. Điều này khiến họ nghi ngờ, chẳng lẽ có người giả mạo bài thi? Sau đó, họ bàn giao bài thi cho Viện khảo thí để các chuyên gia tiến hành thẩm định.
Sau đó, để chứng minh năng lực của bản thân, Đình Đình đã viết một sáng tác theo trí nhớ, nhưng sau đó có người phát hiện ra rằng sáng tác này là từ thông tin Internet ghép lại với nhau, một số câu thậm chí không thay đổi, ngay cả dấu chấm câu vẫn giữ nguyên.
Phát hiện này khiến bố mẹ Đình Đình rất thất vọng và buồn bã. Họ tưởng rằng con gái mình đã đạt điểm xuất sắc, nhưng giờ đây họ nhận ra rằng mọi thứ đều là giả dối.
Họ bắt đầu điều tra điểm số thông thường của con và liên lạc với giáo viên. Giáo viên nói, trước đây thành tích của Dương Đình Đình rất tốt, nhưng nửa năm trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cô gặp tai nạn xe cộ, sau đó về cơ bản là không đến trường nữa.
Hơn nữa, những gì Đình Đình nói là đứng thứ 684 của Tỉnh với số điểm 586, điều này hoàn toàn không phù hợp với thứ hạng 677 của bạn cùng lớp với số điểm 585. Vì vậy tình huống này rất không hợp lý, và khả năng cao là Đình Đình đã có phán xét sai lầm vì quá áp lực.
Nhiều người cho rằng, không có gì sai khi Đình Đình muốn đạt điểm cao. Nhưng để thực hiện giấc mơ mà nữ sinh này đã lừa dối người khác và chính mình. Cuối cùng cô bị vạch trần, rơi vào cảnh ê chề, mất mặt.
Phụ nữ Việt Nam