Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Tác động tiêu cực đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Đầu tư công hiện vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Vì thế, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ gây ra tác động tiêu cực.
- 26-07-2017Tháng 10, bắt buộc điều chuyển vốn nếu không giải ngân kịp vốn đầu tư công
- 26-07-2017Đưa nhầm Ngân hàng Nhà nước vào danh sách chậm giải ngân đầu tư công
- 05-07-2017Vốn đầu tư công: Nghẽn từ đầu vào, nền kinh tế mất cả triệu tỷ đồng
- 04-07-2017Yêu cầu Bộ KH&ĐT kiểm điểm việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, báo cáo Chính phủ trước 30/7
- 15-06-2017Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong lãng phí đầu tư công?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình gắt gao 13 Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng đơn vị vì chậm giải ngân vốn đầu tư công. Mặc dù đã hết nửa năm 2017 nhưng vốn đầu tư công ở Việt Nam vẫn bị đánh giá là giải ngân ì ạch. Trước đó, lời cảnh báo về tốc độ giải ngân chậm chạp này đã được đưa ra từ năm 2016. Các đơn vị được kiểm tra và bị phê bình mới có tỷ lệ giải ngân dưới 20% tính đến ngày 15/6/2017.
Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh nhận định: "Chúng ta có rất nhiều khó khăn để bố trí được vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chúng ta đã phải đi vay để có thêm vốn cho đầu tư, đồng thời hiện tượng nợ xây dựng cơ bản vẫn còn khá nhiều. Tuy nhiên, khi chúng ta có tiền, tốc độ giải ngân lại quá chậm. Vấn đề sẽ gây ra tác động tiêu cực đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bởi đầu tư công vẫn đóng một vai trò rất quan trọng".
TS Vũ Đình Ánh
Vốn dư ở kho bạc Nhà nước hiện đang là 120.000 tỷ đồng, trong đó còn 4.000 tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư từ ngân sách, gần 55.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, 22 tỷ USD vốn vay ODA chưa giải ngân được. Tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân đang trở thành bài toán khó cần được giải quyết.
TS Hoàng Quang Hàm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ - cho rằng: "Việc giải ngân chậm quý I, quý II thực tế không phải bây giờ mới có, mà hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng như vậy. Nhưng hiện nay, chúng ta đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong khi đầu tư công lại đóng vai trò quan trọng".
TS Hoàng Quang Hàm
"Ngoài ra, điều đáng nói là tốc độ giải ngân năm nay chậm hơn mọi năm. Theo tôi, lý do là bởi việc phân bổ vốn bị chậm. Đồng thời, quy trình đầu tư có nhiều bước, nhiều thủ tục với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị nhưng họ lại chưa có đầy đủ trách nhiệm và quyết tâm, dẫn đến tình trạng ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư", TS Hoàng Quang Hàm bày tỏ quan điểm.
Để lắng nghe cuộc trao đổi với TS Vũ Đình Ánh và TS Hoàng Quang Hàm về vấn đề này, mời quý vị theo dõi video Sự kiện và bình luận dưới đây:
VTV1