Chăm sóc F0 là trẻ em tại nhà: 3 nội dung phụ huynh cần hết sức lưu ý!
Trẻ dưới 12 tuổi chưa tiêm vắc xin bị mắc COVID-19 không quá nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ điều trị sai cách thì rủi ro còn tăng gấp bội.
- 03-03-20225 dấu hiệu xuất hiện sau khi uống nhiều nước chứng tỏ cơ thể đang gặp nguy, không phải bệnh gan cũng là bệnh thận: Muốn biết tuổi thọ ngắn dài, chỉ cần tinh ý một chút
- 02-03-20224 loại đồ uống tốt cho F0 và 3 loại nhất định phải tránh: Tuân thủ để tăng miễn dịch, phục hồi nhanh và tránh được biến chứng
- 02-03-2022[Livestream] Chăm sóc trẻ em F0: Cha mẹ cần làm gì để con nhanh chóng khỏi bệnh, không lây cho người xung quanh
Trong tình hình dịch bệnh phát triển ngày càng phức tạp như hiện nay, số F0 đang tăng nhanh hơn bao giờ hết. Điều khiến các gia đình lo ngại hơn cả là những trường hợp mắc COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi. Đây là nhóm đối tượng chưa được tiêm vắc xin nên các bậc phụ huynh cũng thận trọng hơn khi con không may bị nhiễm bệnh.
Để giải đáp những thắc mắc và trấn an tâm lý của các bậc phụ huynh nói riêng và các F0 nói chung, bác sĩ Trần Quốc Khánh, BV Việt Đức đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến trẻ em bị mắc COVID-19. Trong hơn 1 tiếng livestream, bác sĩ đã giúp nhiều bậc phụ huynh an tâm hơn khi chăm sóc trẻ bị F0 đồng thời cảnh báo những quan niệm sai lầm có thể khiến “tiền mất tật mang”.
Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm nên luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên theo bác sĩ Khánh, nếu trẻ không có những triệu chứng nặng mà chỉ ho, sốt thông thường thì không có gì đáng lo ngại. Đặc biệt, bác sĩ còn nhấn mạnh có 3 điều cha mẹ hết sức lưu tâm khi chăm sóc con bị mắc COVID-19.
Ảnh chụp màn hình
Cụ thể bao gồm:
1. Không test COVID-19 quá thường xuyên
Khi nhận được câu hỏi trẻ bị mắc COVID-19 có nên test thường xuyên không? Bác sĩ trả lời việc này là “Không cần thiết”. Nếu trẻ đã có triệu chứng, kết quả test nhanh cho ra dương tính hoặc trong nhà có người đang F0 và trẻ có triệu chứng cảm cúm (dù chưa test nhanh) thì các bậc phụ huynh nên tập trung chăm sóc động viên tinh thần cho trẻ thay vì kiểm tra quá thường xuyên việc test COVID hằng ngày.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Thứ nhất điều này ảnh hưởng đến tâm lý, không cần thiết và tốn kém. Vì theo nguyên tắc F0 cần được cách ly đủ 7 ngày. Thứ hai, việc test thường xuyên sẽ kích thích và thậm chí làm tổn thương tế bào mũi đang vô cùng nhạy cảm của trẻ.
Nếu trẻ đã có triệu chứng điển hình thì các bậc phụ huynh nên tập trung theo dõi các biểu hiện đồng thời theo dõi nhiệt độ, tình trạng nôn, tiêu chảy và SPO2 nếu trẻ khó thở. Đây mới thực sự là những điều mà cha mẹ cần làm khi chăm sóc con nhỏ là F0. Sau 7 ngày gia đình mới nên cho con test lại để đánh giá kết quả và lên kế hoạch dỡ cách ly.
2. Không lạm dụng thuốc hạ sốt
Nhiều cha mẹ lo lắng khi con bị mắc COVID-19 do chưa được tiêm vắc xin. Bác sĩ cho biết nên bình tĩnh vì phần lớn các ca bệnh đều có triệu chứng nhẹ và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Trẻ có thể sốt cao khoảng 3 ngày đầu nhưng đa số sẽ giảm sốt sau đó không để lại vấn đề gì nghiêm trọng.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh nhấn mạnh 3 vấn đề cần quan tâm ở trẻ em là F0 kể cả đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin, bao gồm:
- Sốt cao trên 38.5 độ C
- Nôn trớ và tiêu chảy
- Khó thở, SPO2 thấp dưới 96%
Ngoài 3 trường hợp trên, đa số các trường hợp cha mẹ không nên quá lo lắng. Tỷ lệ trẻ em diễn biến nặng cũng khá thấp.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Khi con trẻ sốt cao và dùng hạ sốt chỉ giảm trong một quãng thời gian nên nhiều phụ huynh lo lắng đã lạm dụng thuốc hạ sốt paracetamol. Tuy nhiên, việc này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ. Nguyên nhân là vì lá gan cũng như các cơ quan nội tạng của trẻ chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, paracetamol là loại thuốc chủ yếu thải độc qua gan.
Trẻ em nếu sử dụng quá liều lượng paracetamol có thể dẫn tới tình trạng tổn thương tế bào gan, viêm gan cấp thậm chí là suy gan cấp. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý liều lượng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho con.
Cách xác định liều lượng dành cho trẻ phải được tính toán dựa trên cân nặng. Bác sĩ Khánh cho biết lượng thích hợp là khoảng 10 đến 15 mg trên 1 kg cân nặng khi trẻ sốt và chỉ được nhắc lại sau 4-6 tiếng nếu trẻ còn sốt cao trên 38.5 độ C, nếu trẻ đã giảm nhiệt dưới ngưỡng đó thì chưa nên dùng paracetamol nhắc lại.
Nếu sau khi dùng hạ sốt với liều lượng như trên nhưng trẻ vẫn sốt cao trên 38.5 độ C kèm li bì mệt nhiều thì chúng ta cần cho trẻ nhập viện. Nếu trẻ vẫn sốt trên dưới 38.5 độ C nhưng không quá mệt, chúng ta cũng có thể bình tình cho trẻ theo dõi ở nhà kết hợp uống nhiều nước vì nhập viện thời điểm này cũng có nhiều vấn đề kèm theo.
3. Không ủ ấm, mặc nhiều áo quần khi trẻ sốt
Khi trẻ sốt, chúng ta không nên ủ ấm, đắp chăn hoặc mặc quá nhiều áo quần vì điều này có thể cộng hưởng làm tăng thân nhiệt của trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên để trẻ mặc áo quần thoáng mát, cởi bớt tất, khăn, hạ nhiệt độ phòng xuống và uống nhiều nước lọc hoặc nước pha oresol kết hợp cặp nhiệt độ theo dõi cho trẻ 4 tiếng một lần. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C chúng ta mới bắt đầu dùng hạ sốt đường uống hoặc đặt hậu môn.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19