Chán cảnh nghèo khó ở thành phố, người đàn ông tay trắng về quê, lập nghiệp từ những gốc cây và trở thành triệu phú
Nhiều người Kenya chuyển từ nông thôn ra thành phố để kiếm tiền, nhưng đôi khi thành công nằm ở chính ngôi làng mà họ đã bỏ lại sau lưng.
- 21-09-2021Danh sách những thành phố an toàn nhất thế giới: Sự thống trị của châu Á bị hạ bệ khi đại dịch hoành hành
- 20-09-2021Có tới 24 triệu người nhưng chỉ 1,2% dân số được tiêm chủng, thành phố này đang đấu tranh cho từng liều vắc xin Covid-19
- 19-09-2021Xét nghiệm Covid siêu như Trung Quốc: Tạo ra kit rẻ tận cùng chỉ vài USD/người, mỗi thành phố có thể test vài triệu người/ngày, “bóc sạch” F0 nhanh nhất và rẻ nhất
Câu chuyện làm giàu của Rodrick Oware, 56 tuổi bắt đầu ở Nairobi, nơi anh sinh ra cũng như lớn lên, và kết thúc bằng việc anh sở hữu một khu nghỉ dưỡng ở Emuhaya, Vihiga, Kenya. Kể lại cuộc sống thảm hại của mình khi sống ở thành phố, anh nói: "Nairobi là một khu rừng bê tông".
Sinh ra và lớn lên ở Nairobi, anh không biết gì ngoài khó khăn. Sau nhiều năm sống hối hả và chật vật, Oware rời thành phố vào năm 2012 và trở về ngôi nhà nông thôn của mình ở Ebusiekwe.
Anh phải làm lại từ đầu khi trở về làng. Mức độ nghèo khó của anh thậm chí không thể so sánh với ngay cả những người vô gia cư. Oware nói: "Tôi chẳng có gì, tôi chẳng là ai cả. Tôi đang băn khoăn không biết bắt đầu cuộc sống của mình từ đâu bây giờ".
Được biết, một trong những thách thức lớn nhất của anh khi trở về nhà là hầu hết những người bạn cùng làng đều cảm thấy như người đàn ông này không còn nữa, anh hoàn toàn bị quên lãng. Sự nghèo khó khiến hầu hết mọi người xung quanh đều không muốn liên quan đến anh.
Oware cho biết: "Ở các ngôi làng, bạn sẽ có bạn bè khi có tiền mặt để dành thời gian tại các điểm uống rượu và hút thuốc. Nếu bạn không có tiền thì đừng mong có bạn".
Sau đó, anh quyết định tìm việc gì đó để không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp khiến cuộc sống của anh thêm khó khăn.
Ý tưởng then chốt
Trước tình cảnh khốn khó trăm bề, suy nghĩ bán cây giống nảy ra trong đầu Oware. Anh bắt đầu làm vườn ươm với nhiều loại cây khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào bạch đàn xanh và cây thường xanh và cây cayaba, những cây này chủ yếu được dùng làm hàng rào.
Oware cho biết ba loại cây này dễ dàng tiếp thị trong khu vực theo hình thức bán buôn hoặc bán lẻ. Sau khi đã hoàn tất một số vườn ươm, anh bắt đầu bán cây giống với số lượng lớn. Điều này ít nhất đã mang lại cho anh một số tiền kha khá để trang trải cuộc sống trong làng.
Với số tiền tiết kiệm được, anh mở một ki-ốt chủ yếu bán nước giải khát ngay cạnh vườn ươm. Oware cho biết lí do anh chọn nước ngọt vì bất kỳ người đàn ông nào của gia đình cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi ở đó với các con của mình.
Theo thời gian, anh bắt đầu mở một quán ăn chuyên phục vụ những món ăn địa phương. Oware cười cười khi nhớ lại lúc mới mở quán: "Điều buồn cười là tôi cũng không chắc những người dân ở đây có ăn không".
Tuy nhiên, Oware xác định trong kinh doanh, anh chấp nhận rủi ro. Anh chỉ cố gắng hết sức, nếu quán ăn đông khách thì là chuyện tốt, còn nếu không thành công thì anh sẽ dẹp tiệm và nghĩ ra một cách kiếm tiền khác. May mắn thay, quán ăn đã hái ra tiền và anh quyết định mở thêm chi nhánh.
Lấn sân sang du lịch sinh thái
Khi anh quyết định lấn sân sang lĩnh vực khách sạn với Roddy-Ecosystem, sau này được phát triển thành một khu nghỉ dưỡng tại Ebuyangu ở tiểu bang Emuhaya, cư dân ở đó bắt đầu đến xin việc. "Bây giờ chỗ ở của tôi đã trở thành một tổ ong và một mình tôi không thể quản lý xuể, vì vậy tôi cần nhân viên giúp đỡ".
Anh nói khu nghỉ dưỡng trên đường cao tốc Kisumu-Busia chỉ bắt nguồn từ những cây con anh ươm trồng, nhưng hầu hết mọi người không thể tin được điều đó. Oware cho biết khu nghỉ dưỡng của anh hiện đang kinh doanh với lượng khách hàng ngày càng tăng. Khu nghỉ mát của anh hướng đến thân thiện với môi trường và với tất cả mọi người.
Khu nghỉ dưỡng được bắt nguồn từ những cây giống
Doanh nhân cho biết những gì ngành khách sạn cần là sự hỗ trợ của quận, khi đó nơi này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những thanh niên thất nghiệp. Oware cho biết chính quyền không thể tạo ra đủ việc làm cho hàng triệu người trẻ tuổi. Vì vậy, chính phủ cần phải hợp tác cùng khu vực tư nhân để có thể cải thiện cuộc sống của thanh niên. Một khi hầu hết thanh niên tự lập về mặt tài chính, nền kinh tế sẽ ổn định hơn.
Cơ hội với tre
Khi quận đưa ra chính sách trồng tre, Oware đã nhìn thấy một cơ hội kinh doanh khác. Tre là một cây mà lá có thể sử dụng làm thức ăn cho động vật, cũng như giúp chống xói mòn đất, xây dựng và cả trong nghề thủ công. Loại cây này rất thân thiện với môi trường nếu được quản lý tốt. Tre là loại thực vật có tuổi thọ cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Oware cho biết khả năng bảo tồn môi trường của tre tốt hơn bất kỳ loài thực vật nào khác trên trái đất.
"Những gì tôi có bây giờ đều được bắt nguồn từ ba loại cây. Tôi sẽ dạy những người ở đây "cây cối là tài sản" và hãy đầu tư vào chúng".
Anh kêu gọi giới trẻ không nên chú trọng vào những công việc bàn giấy vì lĩnh vực này đã bị thu hẹp. "Thanh niên chỉ tin rằng con đường của cuộc đời là vào đại học sau đó nghiễm nhiên sẽ có được một công việc tốt, với những chiếc xe hơi khổng lồ và văn phòng đầy đủ tiện nghi. Nhưng những điều này không còn nữa. Hãy mở rộng tâm trí của bạn với các công việc khác".
Về cây tre, anh quan niệm một khi đã quyết định trồng, quận nên giúp người dân địa phương tiếp thị chúng và giáo dục họ về tầm quan trọng của cây.
Sau tất cả, Oware cảm thấy biết ơn vì tất cả những gì xảy đến với anh kể từ khi anh quay lại làng. "Đối với những người chạy đến thành phố lớn nhưng không thấy khấm khá hơn, hãy thử tìm kiếm các cơ hội khác ở vùng nông thôn. Có thể bạn sẽ tạo ra việc làm cho nhiều người ở khu vực nông thôn này".