MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chấn động: Mỹ ăn vố lừa, mua nhầm lô áo giáp Trung Quốc "trúng đạn phát nào thủng phát đó"

21-11-2021 - 15:00 PM | Tài chính quốc tế

Chấn động: Mỹ ăn vố lừa, mua nhầm lô áo giáp Trung Quốc "trúng đạn phát nào thủng phát đó"

Lô hàng áo giáp và mũ chống đạn từ Trung Quốc đã được bán trót lọt cho chính phủ liên bang Mỹ.

Tanner Jackson, 32 tuổi, chủ sở hữu của công ty Top Body Armor LLC và Bullet Proof Armor LLC, đã nhận tội lừa đảo vào ngày 16/11 tại bang Virginia, Văn phòng Luật sư Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí. Được biết, Jackson đến từ Celeste, Texas, một thành phố nông thôn với chưa tới 1.000 cư dân.

Người đàn ông này bị cáo buộc ngụy tạo email, giả vờ làm quan chức nước ngoài để chiếm lấy các hợp đồng quốc phòng béo bở từ chính phủ liên bang Mỹ. Sau đó, bị cáo này bán thiết bị quân sự xuất xứ Trung Quốc dưới mác "hàng nội địa Mỹ".

Tài liệu cho thấy Jackson thừa nhận đã nói dối khi bán lô áo giáp và đặt nhiều lính Mỹ vào vòng nguy hiểm. Bộ Tư pháp Mỹ chưa ghi nhận trường hợp binh sĩ bị thương hay thiệt mạng do những bộ áo giáp này.

Chính phủ Mỹ bị qua mặt

Một số thiết bị đó đã được gửi đến Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad và cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài ở Mỹ Latinh, các công tố viên cho biết.

Các công tố viên đã cáo buộc Jackson tội giả mạo thông tin. Theo cáo buộc, Jackson và vợ là hai thành viên duy nhất tại Top Body Armor và Bullet Proof Armor - các công ty bán áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm cấp quân sự.

Vào năm 2017, Jackson được cho là đã bắt đầu đấu thầu đối với các hợp đồng quân sự của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm cung cấp thiết bị quân sự cho các cơ sở của Mỹ ở nước ngoài. Tuy nhiên, kẻ này nói rằng công ty của hắn đủ năng lực để sản xuất các thiết bị nói trên.

Các công tố viên cho biết, do thiết bị quân sự cung cấp cho chính phủ phải vượt qua các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt, Jackson cũng đã thành lập một công ty đánh giá thiết bị chống đạn và ngụy tạo các báo cáo nói rằng mũ bảo hiểm và áo giáp đều đạt tiêu chuẩn trong khi các mẫu áo giáp này không chống được đạn trong bài kiểm tra chất lượng của không quân Mỹ.

Jackson sau đó đóng giả là một quan chức của Đại sứ quán Mỹ và là một quan chức cảnh sát nước ngoài cấp cao ở Honduras để ký thỏa thuận với một nhà xuất khẩu Trung Quốc, cho phép xuất khẩu mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn sang Mỹ - các công tố viên cho biết.

Nhưng các đơn đặt hàng đã mất thời gian để thông quan tại Hải quan Mỹ, gây ra sự chậm trễ trong việc giao hàng. Chính phủ cho biết Jackson đã tạo các tài khoản email giả mạo và viết các tin nhắn cho chính mình để đổ lỗi cho sự chậm trễ về tai nạn xe tải hoặc sự bùng phát COVID-19, sau đó anh ta đã chuyển tiếp cho các quan chức chính phủ.

Trang thiết bị rởm đã được gửi đến Baghdad

Vào tháng 6/2017, Jackson đã nộp một gói thầu trị giá 184.523 USD để cung cấp cho Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad lô áo giáp và mũ bảo hiểm chống đạn. Khi một nhân viên hợp đồng liên hệ yêu cầu bằng chứng rằng thiết bị của anh ta được sản xuất tại Mỹ và đã vượt qua thử nghiệm chống đạn, Jackson đã nói dối về nguồn gốc sản xuất và gửi một báo cáo thí nghiệm giả mạo.

Jackson được cho là đã thảo luận về việc muốn duy trì chất lượng sản phẩm bằng cách sản xuất chúng "trong các xưởng" trong các cuộc trao đổi qua email với quan chức và cam kết sẽ sản xuất thép tấm và mũ bảo hiểm trong 28 đến 30 ngày.

Theo hồ sơ của tòa án, Jackson đã được trao hợp đồng vào tháng 7. Sau đó, Jackson đặt hàng 500 mũ bảo hiểm chống đạn từ một nhà cung cấp Trung Quốc bằng cách giả mạo chữ ký của một người khác.

Thiết bị này đã được chuyển đến một cơ sở của Bộ Ngoại giao ở New York vào tháng 9/2017 và sau đó được gửi đến đại sứ quán ở Baghdad. Sau đó, chính phủ chuyển hơn 184.000 đô la cho công ty của Jackson để thanh toán.

Các công tố viên cho biết: "Sau khi xuất hiện những lo ngại về chất lượng của mũ bảo hiểm và áo giáp, chúng đã bị loại bỏ ngay lập tức".

Trong bản án nhận tội, Jackson sẽ phải trả tối thiểu 184.512 USD tiền bồi thường. Tên này cũng sẽ phải đối mặt với 20 năm tù, mặc dù các công tố viên cho biết mức án dành cho tội phạm liên bang thường thấp hơn mức tối đa cho phép.

Theo Tất Đạt

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên