Chân dung người đứng sau edtech mới gọi vốn 5 triệu USD: Hóa ra là người từng cùng Shark Bình xây dựng hệ sinh thái ''Alibaba Việt Nam''
Mới đây, Teky - công ty khởi nghiệp trong mảng Edtech (công nghệ giáo dục) vừa huy động thành công 5 triệu USD. Teky được thành lập bởi doanh nhân Đào Lan Hương. Bà được biết đến là vợ của Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech.
- 08-05-2023Hot như Đen Vâu: Mở bán vé online mà sập gần 2 tiếng vẫn chưa thể truy cập lại, lượt tìm kiếm tăng vọt
- 08-05-2023Hành động gây tranh cãi: Antifan của "chiến thần" Võ Hà Linh kêu gọi huỷ đơn, sẵn sàng trả thêm tiền cho shipper để "bom hàng"
Deal Street Asia đưa tin, Teky - công ty khởi nghiệp trong mảng Edtech (công nghệ giáo dục) vừa huy động thành công 5 triệu USD từ Sweef Capital (có trụ sở tại Singapore) và nhà đầu tư hiện hữu Strategic Year Holdings. Thương vụ này cũng đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên của Sweef Capital từ Quỹ Trao quyền Kinh tế cho Phụ nữ Đông Nam Á.
Khoản đầu tư này sẽ giúp Học viện sáng tạo công nghệ Teky mở rộng dịch vụ giáo dục của mình tại hệ thống giáo dục công lập và các chương trình ngoại khóa dành cho trẻ em từ 5-18 tuổi.
Teky - viết tắt của Tek (Tech) for young được thành lập bởi doanh nhân Đào Lan Hương. Bà được biết đến là vợ của Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech.
Về tiểu sử, bà Đào Lan Hương từng là học sinh chuyên Hoá trường Hà Nội Amsterdam, ngôi trường danh tiếng ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp THPT, bà thi đỗ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sinh hoạt tại Trung tâm tài năng trẻ của FPT, bà Hương gặp và quen biết với Shark Bình. Cả hai bắt đầu cùng nhau khởi nghiệp khi đang là sinh viên năm 2 đại học. Bà cùng Shark Bình đã gầy dựng lên NextTech từ những ngày đầu tiên. Bà từng giữ vị trí Phó Chủ tịch Tập đoàn NextTech.
Tuy nhiên, đến năm 2017, nữ doanh nhân quyết định rút khỏi NextTech, lấn sân sang mảng giáo dục, thành lập cơ sở Teky đầu tiên.
Về Tập đoàn NextTech, tiền thân của tập đoàn là Công ty CP Giải pháp phần mềm Hòa Bình (Peacesoft), doanh nghiệp do Shark Bình thành lập từ khi còn là sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001.
Sau khi ra đời, Tập đoàn liên tục ra mắt các sản phẩm mới như Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo…
Công ty Cổ phần Tập đoàn NextTech từng được ví như “Alibaba của Việt Nam” và được bầu chọn là một trong Top 10 doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017.
Trong danh mục đầu tư, NextTech đang rót vốn vào hơn 20 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ tài chính, truyền thông.
Những doanh nghiệp đáng chú ý do NextTech xây dựng và rót vốn phải kể tới nhóm fintech với cổng thanh toán Ngân Lượng, ví điện tử Vimo, nền tảng thanh toán AlePay, mPOS, Nextpay hay Tienngay.vn…
Ở lĩnh vực thương mại điện tử, NextTech cũng rót vốn vào nhiều nền tảng như Misell, Pushsale, Cuccu, Coolmate…
Ngoài ra, tập đoàn này còn đầu tư vào lĩnh vực e-logistic với thương hiệu Boxme, HeyU, FastGo và lĩnh vực truyền thông với Topcv, Schola, Tick.com…
Nhịp sống thị trường