Chân tướng tàn khốc nơi làm việc: Năng lực, không phải thứ duy nhất quyết định tiền lương của bạn, mà là 3 yếu tố
Nếu bạn muốn thuận lợi ở nơi làm việc, sớm chuẩn bị cho mình những phẩm chất ưu tú này càng nhanh càng tốt: làm việc chủ động tích cực, không biết thì hỏi; xác nhận chi tiết công việc, chủ động trao đổi với lãnh đạo; không khôn lỏi, làm tốt chức trách của mình.
- 23-07-2020Tu thân bắt đầu từ cái miệng: Người khôn ngoan luôn tích khẩu đức, chừa lại đường lùi cho người, giữ sự khoan dung cho mình
- 23-07-20201 việc bố mẹ nhất định phải dạy cho trẻ từ bé nếu mong con dễ dàng gặt hái thành công khi lớn lên
- 21-07-2020Đừng ngần ngại từ bỏ vị trí hiện tại nếu bạn có 8 dấu hiệu dưới đây: Càng cố thỏa hiệp, công việc càng khó khăn, bế tắc
Gần đây công ty tôi đang trong giai đoạn tuyển người, vì vậy tôi cũng khá quan tâm tới tin tức liên quan tới việc này. Vài ngày trước, khi nói chuyện với một cô bạn làm quản lý, tôi cảm thán: "Tôi phát hiện lựa người quan trọng hơn dẫn dắt người."
Không ngờ rằng cô bạn lại đồng tình với quan điểm này của tôi như vậy: "Đúng đúng đúng, mấy hôm trước bọn tôi còn đang thảo luận về vấn đề này."
Mấy năm gần đây, cô bạn ấy quản lý kha khá người, có những người dù bạn có dẫn dắt tới đâu cũng không có chút phát triển nào, bởi lẽ họ nhận thức của họ có phần khá thiên lệch, không biết chịu trách nhiệm, không tích cực, dù có thành thạo công việc, thì cũng chỉ dừng lại ở mức thành thạo, rất khó có thể gánh vác được những trọng trách lớn hơn, thậm chí những chuyện hơi quan trọng một chút xíu thôi cũng không dám giao cho họ, vì sợ họ làm hỏng bét hết.
Ngược lại, cũng có những người rất dễ bồi dưỡng, bởi bản thân họ có rất nhiều phẩm chất ưu tú, thứ cần thiết chỉ là thành thạo công việc hơn một chút mà thôi.
Không biết, không hiểu, không thành thạo, những vấn đề này đều không lớn, bởi lẽ chỉ cần lãnh đạo kiên nhẫn một chút, cho nhân viên thêm chút thời gian thì rồi cuối cùng họ cũng sẽ thành thục.
Nhưng nếu như những phương diện khác xảy ra vấn đề thì bất kể ông chủ có dẫn dắt ra sao thì cuối cùng, e là sẽ chỉ cho ra được một nhân viên giỏi chuyên môn nhưng lại không khiến người khác yên tâm giao việc chút nào.
Kiểu nhân viên này mới là kiểu khiến lãnh đạo đau đầu nhất. Bạn không chuyên tâm cho công việc, không hết mình với công việc, lãnh đạo làm sao ép bạn ở phương diện tinh thần như thế này được, cuối cùng thì chỉ có thể cho bạn làm những công việc cơ bản, lương thấp, thậm chí bỏ bạn luôn cũng được.
Cũng có kinh nghiệm làm quản lý vài năm, tôi phát hiện ra rằng, có những người rất có tiềm lực, chỉ cần cho họ thời gian, họ nhất định sẽ rất tiến bộ.
Và họ đều có một vài điểm chung.
01
Tích cực chủ động, không hiểu thì học
Không có công việc nào là không cần học tập, dù có tiền bối đi trước dẫn dắt thì cũng có rất nhiều chi tiết, thực ra cần bạn tự đi học hỏi.
Chẳng hạn như khi mở các lớp học hướng dẫn về marketing, đối với những nhân viên mới, chúng tôi sẽ cung cấp tư liệu cụ thể, đồng thời giải đáp từng vấn đề thắc mắc của họ. Nhưng nếu bản thân họ không chủ động đi nghiên cứu một chút mà cứ động một chút lại hỏi, hỏi đi hỏi lại, vậy thì không tốt chút nào phải không?
Gần đây, chúng tôi đã thiết kế ra một quy trình làm việc chi tiết, nhưng điều này cũng không thể đảm bảo được rằng mỗi một người đều sẽ làm tốt như nhau. Bởi lẽ có những người làm việc kiểu bị động, cần có người giám sát, đốc thúc, nếu không đốc thúc, họ sẽ không biết mình nên làm gì tiếp theo, hoặc là sẽ kiểu nước tới chân rồi mới nhảy.
Một người mà cần người khác thúc, mỗi một chi tiết đều cần phải có người khác để mắt tới, sẽ rất khó làm tốt được một việc gì đó.
Vì vậy, trong công việc, nhất định phải tích cực chủ động lên một chút, không hiểu là chuyện thường tình, chẳng ai sinh ra đã có thể hiểu được hết mọi thứ, nhưng ai thì cũng có thể học, cũng có thể chủ động đi học hỏi từ những đồng nghiệp xung quanh.
Đừng vì không hiểu nên không hoàn thành công việc đúng hạn, rồi làm mọi việc trở nên rối bung lên, để người khác đi sau dọn bãi chiến trường cho bạn.
Trước tiên, chủ động làm tốt công việc mà mình phụ trách, điều này là vô cùng quan trọng.
02
Mỗi một việc, đều cần phải xác định chi tiết cụ thể, đồng thời tích cực trao đổi
Trước đó tôi từng đọc được một câu chuyện trên mạng rằng ông chủ sắp xếp nhiệm vụ và gửi vào nhóm chat công việc, có người rất nhanh nhảu đáp "Vâng ạ", có người lại đi vào hỏi chi tiết cụ thể, chẳng hạn như bao giờ phải hoàn thành, và phải đạt được mục tiêu ra sao.
Trông thì có vẻ như người trả lời "vâng ạ" sẽ được yêu thích hơn, nhưng thực ra, là một nhà quản lý, họ thích kiểu người còn lại hơn.
Vì người trả lời "vâng ạ", dù trả lời rất sảng khoái, nhưng nghe có vẻ như một câu trả lời cho xong bởi lẽ họ hoàn toàn không hề rõ chi tiết công việc ra sao.
Còn kiểu sau, khi đã xác định được cụ thể công việc, họ sẽ có thể đảm bảo được thời gian hoàn thành, đồng thời có thể làm được theo đúng yêu cầu.
Có nhiều người có thói quen nói "vâng", "được ạ", bất kể lãnh đạo có giao cho việc gì, đều sảng khoái dạ vâng, nhưng lại không có suy nghĩ xác định cụ thể công việc, chỉ biết đi làm cho xong nhiệm vụ, cuối cùng lại làm thành một đống hỗn độn. Kiểu người này nếu không thường xuyên có sự trao đổi với cấp trên, vậy thì sẽ rất dễ xảy ra sai xót trong quá trình làm việc, hoặc là làm ra được thành quả không được như ý muốn.
Một nhân viên làm việc không hỏi chi tiết, không kịp thời trao đổi với lãnh đạo, sẽ khiến sếp cảm thấy không yên tâm, vì họ hoàn toàn không biết tiến trình đi tới bước nào rồi, cũng không biết liệu bạn có thể hoàn thành đúng hạn hay không, hoặc xảy ra sai sót gì đó ảnh hưởng tới toàn cục.
Đổi tình huống để mọi người hiểu rõ hơn. Chẳng hạn, một người bạn nói với bạn: mua hộ tớ tấm vé được không?
Bạn nói: ok, không vấn đề.
Nhưng, bạn không hỏi là vé máy bay hay vé tàu, không hỏi là họ muốn đi đâu, cũng không hỏi họ sẽ đi bao lâu.
Bạn nói xem, liệu bạn có mua nổi cái vé đúng với ý của người bạn của bạn hay không?
Trong công việc, kiểu người này sẽ khiến lãnh đạo rất đau đầu, bởi vì mỗi một lần bạn không hỏi, họ sẽ đều nghĩ là bạn hiểu rồi, nhưng thì ra là bạn lại chẳng hiểu rõ tới như vậy.
Suy cho cùng là vì bạn không có dự liệu cũng như bất kì kế hoạch cụ thể nào cho công việc, hoặc đơn giản là bạn lười!
03
Đừng khôn lỏi, được giao việc gì hãy làm tốt việc đó
Nhiều người khi làm sai gì đó, rất thích trốn tránh trách nhiệm, khôn lỏi, viện cớ là do người khác, tuyệt đối không bao giờ tìm nguyên nhân từ mình.
Quả thực là có nhiều việc trách nhiệm không thể chỉ đổ lên một mình bạn, nhưng biết cách tìm nguyên nhân từ mình, bạn mới nhanh có tiến bộ.
Rõ ràng mình là người chịu trách nhiệm trong nhóm, nhưng nếu xảy ra sai xót gì, lại chỉ biết ngồi đó đợi ai đó nói hộ mình, bản thân thì rất ít xuất hiện, cũng chẳng hiểu rõ quá trình làm việc của nhóm mình ra sao.
Hoặc chẳng hạn như cứ tan làm một cái là sẽ không trả lời bất cứ tin nhắn nào liên quan tới công việc. Vẫn biết sau khi tan làm là thời gian cá nhân, cũng không ai ép bạn tăng ca, nhưng những việc là trách nhiệm của mình thì vẫn phải nghiêm túc mà làm cho tốt. Những việc nhỏ nhặt như vậy thôi mà còn làm không tốt, lãnh đạo sao dám giao cho bạn việc lớn?
Chúng ta sẽ phát hiện ra, những người ưu tú, dù đi đâu làm việc thì biểu hiện của họ cũng đều rất ưu tú, đó là bởi họ mang sẵn trong mình những phẩm chất ưu tú, có những phẩm chất này rồi, việc đổi vị trí công việc hay ngành nghề, nó chỉ còn là chuyện tốn bao nhiêu thời gian để thuần thục chuyên môn mà thôi.
Dù không có ai dẫn dắt, họ cũng có thể tự mình phát triển nhanh chóng, có người dẫn dắt, chẳng qua chỉ là khiến họ phát triển nhanh hơn mà thôi.
Một người bạn từng nói với tôi: "Tôi cuối cùng cũng hiểu vì sao có kha khá công ty có yêu cầu về tuổi tác với nhân viên của mình, khi một người qua cái độ tuổi học hỏi, lại không có một năng lực nào quá nổi trội, chỉ có thể đảm nhận những công việc cơ bản nhất, nó nói lên rằng họ đang thiếu đi những phẩm chất ưu tú, và rất khó để dẫn dắt."
Nếu bạn muốn thuận lợi ở nơi làm việc, sớm chuẩn bị cho mình những phẩm chất ưu tú này càng nhanh càng tốt: làm việc chủ động tích cực, không biết thì hỏi; xác nhận chi tiết công việc, chủ động trao đổi với lãnh đạo; không khôn lỏi, làm tốt chức trách của mình.
Khi có những phẩm chất ưu tú này rồi, bạn nghiễm nhiên đủ trình độ để có thể bước vào hàng ngũ của những người ưu tú rồi!
Báo dân sinh