Chàng trai đem chiếc mũ của cụ nội đi thẩm định, chuyên gia chỉ phán 1 câu: Cụ của anh là ai?
Người đàn ông này không ngờ rằng người cụ của anh lại có vị trí cao như vậy trong triều đại xưa.
- 17-05-2023Thạc sĩ Harvard cất bằng đi bán kem, kiếm 5 tỷ đồng/năm một cách dễ dàng
- 17-05-2023Mua nhà hơn 1 tỷ đồng của người thân ở 6 năm không sao: Khi nhà cần di dời được đền bù 2 tỷ đồng, tôi bị bắt chia tiền
- 16-05-2023Bán nhà 2 tỷ đồng ở thành phố về quê xây nhà dưỡng già với em trai: Ở chưa đầy 2 năm, tiền tiết kiệm hết, tình anh em cũng tan
Tại Trung Quốc, các chương trình liên quan đến thẩm định đồ cổ ngày càng thu hút sự chú ý của khán giá. Một trong số đó, phải kể đến chương trình "Kiểm định bảo vật" do đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV sản xuất. Chương trình là series ăn khách với mục đích truy tìm những bảo vật còn đang lưu lạc trong dân gian. Mỗi tập phát sóng, nhóm chuyên gia sẽ giám định những món đồ mà người tham gia mang đến.
Điểm ấn tượng của chương trình là khán giả theo dõi sẽ được đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đôi khi chỉ một chiếc trâm cài tóc có thể ước tính 3 triệu NDT. Trong khi đó, một chiếc bình sứ tinh xảo được cất trong tủ kính lại là món đồ vô giá trị.
Trong tập phát sóng hồi 2020, một người đàn ông đến từ vùng nông thôn đã mang chiếc mũ gia truyền đến nhờ các chuyên gia thẩm định. Lên sóng truyền hình song anh mặc rất giản dị, không có điểm gì ấn tượng. Tuy nhiên, khi bỏ chiếc mũ ra, mọi người đổ dồn ánh mắt về người đàn ông này. Bởi anh đang cầm trên tay chiếc mũ thường được các vị quan Trung Hoa thời xưa sử dụng, nay chỉ xuất hiện trong các bộ phim trên truyền hình.
Theo chia sẻ của người đàn ông này, chiếc mũ đã được truyền lại trong gia đình anh qua nhiều thế hệ. Người sở hữu chiếc mũ này là cụ nội anh. Ngay khi anh dứt lời, chuyên gia của chương trình liền đặt câu hỏi: "Vậy cụ của cậu là ai?".
Chàng trai trẻ thật thà chia sẻ bản thân cũng không rõ danh tính của cụ nội, chỉ biết từng là một vị quan thời xưa. Anh dự đoán cụ mình đã giữ một chức vụ nhỏ ở địa phương. Ngay sau khi nghe lời chia sẻ của người đàn ông, các truyền gia trong trường quay đã truyền tay nhau chiếc mũ để thẩm định. Họ thống nhất rằng phẩm cấp của của vị quan này hoàn toàn có thể xác định thông qua chiếc mũ.
Sau đó, một vị chuyên gia quyết định kiểm tra bằng cách chiếu đèn pin vào viên đá quý đính trên chóp mũ. Viên đá tối màu khi được chiếu đèn bỗng tỏa ra ánh sáng xanh lam kỳ ảo.
Được máy quay ghi cận khung cảnh này, các khán giả trong trường quay đều nín thở chờ đợi. Vị chuyên gia hào hứng kết luận chiếc mũ này không thực sự đơn giản. Do được gắn viên ngọc màu xanh nên người sở hữu nó phải là một vị đại thần trong triều đình Trung Hoa cổ đại với hàm chánh tam phẩm.
Dưới thời vua Khang Hy, hạng quan tam phẩm thường được đích thân hoàng đế phê duyệt, phân nhà có tới 15 phòng và mức lương bổng lên đến 130 lượng bạc/năm. Vị chuyên gia cũng cho biết thêm, thời nhà Thanh, thiết kế mũ và lễ phục quan lại đều được làm rất tinh xảo. Mỗi cá nhân có cấp bậc khác nhau sẽ có phần đính đá khác biệt trên mũ. Trong đó, quan nhất phẩm trên mũ có đính đá hồng ngọc, quan nhị phẩm đội mũ gắn ngọc san hô còn quan tam phẩm được cấp mũ có đá Sapphire, chính là loại mũ được mang đến chương trình.
Sau này, khi ngân khố nhà Thanh vơi dần, những viên đá quý đó được thay thế bằng những món đồ rẻ tiền hơn như viên thuỷ tinh, hoặc thậm chí bỏ hoàn toàn.
Ngoài chiếc mũ, người đàn ông cũng đem đến chương trình bức ảnh về người cụ của mình. Từ bộ lễ phục, đến chiếc mũ, các chuyên gia càng có cơ sở khẳng định tổ tiên của chàng trai này chính là một vị quan cao cấp trong triều đình.
Người đàn ông sau khi nghe được điều này, anh tỏ ra rất vui mừng. Bởi anh chưa từng nghĩ tổ tiên của mình lại có vị trí cao trong triều đình đến vậy. Các chuyên gia cho rằng chiếc mũ này chắc chắn phải có chiếc hộp tương xứng. Tuy nhiên anh thú nhận chiếc hộp đã bị gia đình làm thất lạc.
Khi hỏi về giá trị của món cổ vật này, các chuyên gia cho biết, chiếc mũ quan tam phẩm này có giá khoảng 40.000 NDT (khoảng 134 triệu đồng). Theo thời gian, chiếc mũ này sẽ tiếp tục tăng giá. Sau khi nghe xong, người đàn ông nói rằng bản thân sẽ trân trọng nó. Bởi đó không chỉ là một đồ dùng mang ý nghĩa văn hoá, mà còn là vật tổ tiên để lại cho con cháu đời sau.
Thể thao & Văn hóa