Châu Á có thể 'giải cứu' dầu giá rẻ của Nga rất nhiệt tình nhưng với than thì không chắc
Trong tất cả các thị trường, thị trường châu Á có ý nghĩa rất lớn với Nga, đóng vai trò là nơi thay thế các thị trường bị mất trong xuất khẩu sang châu Âu. Nhưng có vẻ như châu Á sẽ khó đáp ứng được điều mà Nga mong muốn khi lượng than nhập khẩu sẽ giảm dần trong những tháng tới.
- 09-04-2022Ra lệnh cấm nhập than đá từ Nga, EU phải đối mặt với "con dao hai lưỡi" như thế nào?
- 08-04-2022Châu Âu cấm than Nga sẽ ảnh hưởng đến giá điện trên toàn cầu
- 07-04-2022Những khách hàng Châu Á nào mua nhiều dầu, khí và than của Nga?
Theo Reuters, hôm 8/4, Liên minh Châu Âu đã đồng thuận áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cấm nhập khẩu than. Tổng khối lượng than Nga xuất khẩu sang châu Âu là 48,7 triệu tấn vào năm 2021
Đáp trả lệnh trừng phạt vào ngay cuối ngày hôm , Nga cho biết xuất khẩu than sẽ được chuyển hướng sang các thị trường khác và lệnh cấm sẽ phản tác dụng đối với châu Âu.
Tuy nhiên, Moscow có thể gặp phải một cú sốc bởi dấu hiệu cho thấy lượng nhập khẩu than của lục địa đông dân nhất thế giới sẽ giảm dần trong những tháng tới.
Các nước châu Á nhập khẩu than từ Nga.
Châu Á ngày càng nhập khẩu ít đi
Cùng ngày, Nhật Bản, nhà nhập khẩu than lớn thứ ba thế giới, tuyên bố cấm nhập khẩu từ Nga và sẽ tìm các nguồn cung thay thế.
Nga đã cung cấp khoảng 11% lượng than nhập khẩu của Nhật Bản vào năm 2021. Do đó, việc ngừng mua hàng từ Nga có thể khiến Nhật Bản sẽ phải trả một khoản chi phí cao, do các lựa chọn nguồn cung thay thế từ các công ty của Australia và Mỹ.
Trước khi tuyên bố ngừng nhập khẩu, Nhật Bản đã tự cắt giảm lượng than nhập khẩu từ Nga. Các nhà phân tích hàng hóa Kpler ước tính nhập khẩu trong tháng 4 sẽ đạt khoảng 687.000 tấn, giảm so với mức 871.000 trong tháng 3 và 1,57 triệu vào tháng 2.
Nếu Nhật Bản cắt giảm hoàn toàn lượng than của Nga, điều đó có nghĩa là gần 20 triệu tấn than sẽ phải tìm kiếm người mua mới - do Nhật Bản nhập khẩu khoảng 19,73 triệu tấn than từ Nga năm 2021.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu than lớn nhất thế giới, dường như sẽ là một điểm đến rõ ràng cho than của Nga bởi thời gian qua Bắc Kinh luôn hỗ trợ đối với Moscow.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang xem xét việc hạn chế tổng nhập khẩu than lên tới 30% trong năm nay trong bối cảnh sản lượng nội địa kỷ lục và chi phí nhập khẩu cao.
Trung Quốc đã hành động để giới hạn giá than trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất điện. Động này khiến than nhiệt nhập khẩu phần lớn không có tính cạnh tranh, ngoài việc than từ Indonesia được sử dụng để trộn với than trong nước có hàm lượng tro cao hơn. Lượng than trên được sử dụng trong các nhà máy điện ở phía nam của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã nhập khẩu ít than của Nga hơn trong những tháng gần đây, với dữ liệu Kpler về lượng khách đến bằng đường biển cho thấy lượng than nhập khẩu giảm dần từ 2,8 triệu tấn trong tháng 1 xuống 2,34 triệu trong tháng 2 và còn 2,4 triệu tấn trong tháng 3.
Điều này trái ngược với khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm ngoái, khi nhập khẩu đường biển hàng tháng của Trung Quốc từ Nga không dưới 3 triệu tấn và đạt mức cao nhất là 5,32 triệu vào tháng 8 năm ngoái, theo Kpler.
Trong khi Trung Quốc có thể vui mừng khi mua được than giảm giá của Nga, vẫn còn câu hỏi liệu họ có cần tăng khối lượng hay không, trong sản lượng nội địa đang tăng và khả năng than của Nga không phù hợp để thay thế cho than của Indonesia.
Hàn Quốc, nhà nhập khẩu than lớn thứ tư của châu Á, cũng đang tránh xa hàng hóa của Nga, với ít nhất một công ty điện lực ngừng mua sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào ngày 24/2. Theo Kpler, Hàn Quốc đã mua khoảng 1,2 triệu đến 1,5 triệu tấn than mỗi tháng.
Ngoài một số nước nhập khẩu than lớn tại châu Á, Nga có thể tìm đến một số nước nhỏ hơn vốn đang phải vật lộn vì giá năng lượng quá cao.
Tuy nhiên, ngay cả khi một số nước như Pakistan và Bangladesh mua than của Nga thì cũng không đủ bù đắp được những khoảng trống từ các nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... để lại.
Ấn Độ - niềm hy vọng của Nga
Ấn Độ, nhà nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới, có lẽ là niềm hy vọng tiềm năng nhất của Nga ở châu Á vì New Delhi cũng đã từ chối lên án cuộc xung đột Nga - Ukraine và sẽ quan tâm đến việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ hơn.
Ấn Độ không phải là nước mua than lớn của Nga. Dữ liệu của Kpler cho thấy nước Nam Á này nhập khẩu 1,04 triệu tấn trong tháng 3 và đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020.
Lượng than nhập khẩu từ Nga là từ 400.000 đến 600.000 tấn, khiến Nga trở thành nhà cung cấp thứ yếu cho Ấn Độ so với Australia, Indonesia và Nam Phi.
Nhưng theo dữ liệu của GlobalCOAL, giá than nhiệt của Úc tại cảng Newcastle vào tuần trước là 297,40 USD/tấn, tại Nam Phi là 265 USD, Ấn Độ đơn giản là không đủ khả năng nhập khẩu với mức giá này vì các nhà máy điện sẽ ồ ạt thua lỗ.
Câu hỏi đặt ra cho thị trường là liệu Ấn Độ có thể mua than của Nga với mức chiết khấu đủ lớn để khiến nó trở nên đáng mua hay không, đặc biệt là với các chuyến đi biển tương đối dài, cần đến từ cả các cảng châu Âu hoặc châu Á của Nga.
Tham khảo: Reuters