Châu Âu đổ xô đi săn LNG, đẩy các nước nghèo quay lại với loại nhiên liệu 'bẩn nhất thế giới'
Trong cuộc chơi này, không ai là người chiến thắng vì không bên nào đạt được mục tiêu của mình.
- 01-09-2023Nước đi 'vào lòng đất' của EU: cấm khí đốt nhưng nhiệt tình nhập khẩu LNG của Nga - quan chức thừa nhận chưa thể 'cai nghiện'
- 21-08-2023Cước tàu chở LNG tăng sớm bất thường - mùa đông không yên ả đang đợi các nhà kinh doanh?
- 21-07-2023Lo sợ 1 điều, các quốc gia châu Á đua xây cảng, làm bể chứa để tích trữ LNG
- 12-07-2023Cận cảnh tàu chở gần 70.000 tấn LNG nhập khẩu lần đầu tiên tại Việt Nam
Việc châu Âu chuyển từ sử dụng khí đốt sang LNG đang định hình lại thị trường LNG toàn cầu, đặt ra mức giá sàn mới.
Điều này có nghĩa một số người mua có thể bị loại bỏ khỏi thị trường này vĩnh viễn. Khi đó, họ sẽ chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác như than đá. Đó là hiệu ứng domino mà cả các nhà hoạch định cũng không lường trước được.
Theo nhà chiến lược hàng hóa toàn cầu Francisco Blanch của Bank of America, châu Âu cần khoảng 300 triệu mét khối khí đốt tự nhiên hàng ngày. Để có được lượng khí đốt này, họ phải đưa ra mức giá đủ cao để thu hút người bán trên thị trường giao ngay bởi người mua tại châu Á tập trung vào các hợp đồng LNG dài hạn.
Tuy nhiên, đó là trường hợp của những quốc gia có đủ khả năng ký hợp đồng dài hạn – không phải tất cả đều có thể ký như hợp đồng như vậy. Tháng trước, Pakistan đã hủy gói thầu LNG giao ngay trong năm tới khi chỉ thu hút được 2 đơn vị bỏ thầu và cả 2 đều đưa ra giá cao hơn 30% so với giá thị trường.
Quốc gia này cũng từng ký một thỏa thuận dài hạn nhưng vào tháng 1/2023, công ty mà họ ký thỏa thuận là Eni tuyên bố sẽ không thể giao hàng cho tháng 2 do các tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát, cụ thể là nhà cung cấp LNG không đảm bảo được khối lượng theo hợp đồng.
Lý do nhà cung cấp của Eni vi phạm hợp đồng là họ muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng và dễ dàng trên thị trường giao ngay.
Những trường hợp như của Pakistan vẽ ra bức tranh về một thị trường mà nguồn cung hầu như không đủ đáp ứng nhu cầu, ngay cả khi nhu cầu của châu Âu đã thấp đi đáng kể do mức độ tiêu thụ công nghiệp thấp hơn khi các doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động vì giá năng lượng cao.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhu cầu thấp, châu Âu vẫn là khách hàng tiêu thụ LNG khổng lồ. Năm ngoái, các quan chức châu Âu tự hào khen ngợi đã thành công trong việc loại bỏ khí đốt của Nga thì năm nay nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ Nga vào khu vực này tăng 40%. Hơn một nửa sản lượng LNG của Nga đã xuất sang châu Âu trong giai đoạn này.
Các nhà phân tích kỳ vọng vào kịch bản giá LNG sẽ giảm xuống để các nhà nhập khẩu năng lượng nghèo hơn có thể nhập được nhiều LNG hơn. Tuy nhiên, trong một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn, các quốc gia này sẽ quay trở lại sử dụng than đá, loại nhiên liệu rẻ hơn LNG rất nhiều.
Nếu chuyện này xảy ra, đây sẽ lại là một “cú tát” vào châu Âu, những người đóng vai trò dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng và thuyết phục phần còn lại của thế giới loại bỏ than đá để chuyển sang sử dụng khí tự nhiên sạch và ít phát thải hơn.
Nhịp sống thị trường