MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cháu hỏi bà nội 87 tuổi "khi nào thì trở lại viện dưỡng lão", con dâu nói một câu khiến bà rưng rưng

23-02-2024 - 07:40 AM | Sống

Cháu hỏi bà nội 87 tuổi "khi nào thì trở lại viện dưỡng lão", con dâu nói một câu khiến bà rưng rưng

Vì hoàn cảnh gia đình, bà Lâm phải chấp nhận ở viện dưỡng lão dù bản thân không hề muốn.

Cụ bà 87 tuổi họ Lâm tính tình vui vẻ, thích nói cười sinh ra và lớn lên tại Trùng Khánh, Trung quốc. Nhìn chung, bà sức khỏe tốt nhưng thính giác không còn nhạy bén nên khi giao tiếp con cháu thường phải nói to.

Trước đây, bà được các con đưa vào viện dưỡng lão. Trong mấy ngày tết, các con đón bà về cùng đón năm mới. Một buổi chiều nó, bà Lâm đang ngồi trên ghế sofa xem TV, đứa cháu nhỏ đi tới hỏi: "Khi nào bà về viện dưỡng lão?"

"Con vừa nói gì thế?", bà hỏi.

"Con hỏi khi nào bà sẽ trở lại viện dưỡng lão?", đứa bé nói lớn hơn.

Bà đáp: "Hôm nay là ngày mồng sáu âm lịch." Nói rồi bà dừng lại, trên miệng vẫn nở nụ cười nhưng mắt đã đỏ hoe. 

Trở lại một vài năm về trước, bà Lâm và chồng đều đã nghỉ và có lương hưu. Ông bà có hai người con, một gái và một trai. Các con của bà đều đã trưởng thành và lập gia đình.

Về lý do bà Lâm phải vào viện dưỡng lão, con bà cho biết gia đình không thể chăm sóc bà vì anh con trai đi làm xa, con dâu thì phải chăm sóc cháu nhỏ. Hơn nữa ông nội cũng không còn minh mẫn. Đã từng có lần ông bà đi thang máy quên số tầng nhà mình, gia đình thực sự lo lắng.

Viện dưỡng lão bà Lâm đang ở có phòng riêng, mỗi ngày phục vụ ba bữa vào thời gian cố định, còn có người chăm sóc thường xuyên. Chi phí hàng tháng để bà ở lại đây là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng).

Cháu hỏi bà nội 87 tuổi

Điều kiện ở viện dưỡng lão thì ổn, nhưng có một vấn đề không thể tránh khỏi, đó là sự cô đơn. Bởi vì bà bị lãng tai nên mọi người không thích nói chuyện cùng. Có lần bà Lâm ăn phải thứ gì đó khó tiêu, không may làm bẩn ra quần. Bà xấu hổ không dám gọi y tá nên một mình giặt quần trong phòng tắm.

Một người trong nhà tình cờ đến thăm, khi biết chuyện liền ngăn lại và hỏi: "Sao bà không để y tá rửa cho?". Bà chỉ giải thích qua loa bản thân tự túc được. Hàng năm, bà sẽ được con đón về nhà vào dịp lễ tết.

Hiện tại, sau mấy ngày tết, bà Lâm phải đối mặt thực tế phải trở về viện dưỡng lão. Người con trai nhìn thấy tâm tư của mẹ nhưng cũng không nói được gì, dù sao anh cũng phải ra ngoài làm việc, không thể chăm sóc bà được nên chỉ có thể thở dài. Con dâu bà Lâm nhìn thấy tâm ý của chồng, cũng thương mẹ ở viện dưỡng lão cô đơn.

Thế nên sau khi thấy con trai hỏi bà như vậy, cô quyết định: "Con sẽ không đưa mẹ vào viện dưỡng lão nữa, mẹ sẽ ở nhà." Điều này khiến cả gia đình sửng sốt.

Nghe con nói xong, bà cưới vui vẻ nói với cháu: "Bà không đi, được rồi, bà không đi."

Có thể thấy, bản thân bà Lâm có nhiều tâm sự khi những năm cuối đời phải sống trong viện dưỡng lão. Nhưng vì thương con cháu, bà không phản đối quyết định của các con.Suy cho cùng, điều người già mong muốn không nhiều. Họ chỉ muốn có được cảm giác an toàn, quây quần cùng con cháu. Dù điều kiện ở viện dưỡng lão có tốt đến đâu thì cũng không thể so sánh với ở nhà.

Cháu hỏi bà nội 87 tuổi

Đưa người già vào viện dưỡng lão không thể nói là bất hiếu. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Những người buộc phải đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão cũng chỉ vì không có lựa chọn khác.

Càng về già, người ta càng cần sự đồng hành, bầu bạn. Sống trong một căn nhà lớn, sang trọng mà chỉ có một mình thì cũng không khỏi cảm thấy lạnh lẽo. Bản thân con người chúng ta luôn cần bạn đồng hành. Chỉ cần có một người kề bên trò chuyện sớm tối, cùng đi dạo bộ hay tập thể dục cũng khiến người già cảm thấy hạnh phúc mãn nguyện.

Phần lớn mọi người khi về già sẽ khó có thể thể tự chăm sóc bản thân. Ở giai đoạn này, có nhiều tiền cũng không bằng gia đình êm ấm, hòa thuận. Hay nói cách khác tình cảm gia đình, sự quan tâm từ con cái mới là điều khiến người già cảm thấy hạnh phúc.

 Vì thế, thế hệ con cháu cần quan tâm, đồng hành cùng cha mẹ lớn tuổi để họ có những ngày tháng tuổi xế chiều được thảnh thơi, bình yên, vui vầy bên gia đình, con cháu. Đó chính là niềm mong mỏi lớn nhất của người già.

Theo Sohu


Theo Thùy Anh

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên