"Chèo thuyền ngược gió": Doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở lĩnh vực nào giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi?
Mới đây, Mastercard đã công bố báo cáo Sailing Against the Wind (Vượt sóng lớn) liên quan đến việc doanh nghiệp và người tiêu dùng nỗ lực vượt qua những khó khăn của dịch Covid-19.
- 15-09-2020Dự kiến 11 ngành nghề sẽ bị hạn chế tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài
- 15-09-2020EVN: Tập đoàn Trung Nam sẽ tự vận hành Trạm biến áp 500kV Thuận Nam
- 14-09-2020Bangkok Post: Con đường thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN hậu Covid-19
- 14-09-2020Chuyện về khu công nghiệp: Nhìn từ thế giới đến Việt Nam
Theo đó, báo cáo đã chỉ ra các yếu tốt thúc đẩy các chiến lược phục hồi giai đoạn hậu Covid-19 trong 6 ngành khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm: kinh doanh nhà hàng, tài chính, bán lẻ, làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ, du lịch và hoạt động của chính phủ.
Theo báo cáo, để "chèo thuyền ngược gió" hiệu quả, các nước khu vực châu Á cần áp dụng các chiến thuật hiệu quả nhằm khai thác sức mạnh của phân tích. Trong đó bao gồm: phân nhóm hiệu suất, đo điểm chuẩn theo giai đoạn và phân khúc.
Đồng thời, các quốc gia cũng cần xem xét tác động khủng hoảng lên từng ngành, từ đó đưa ra chiến lược ứng phó phù hợp.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng ngành ngân hàng cần áp dụng thanh toán không tiếp xúc để thu hút khách hàng trong bối cảnh người dùng ngày càng hạn chế tiếp xúc. Ngoài ra, cung cấp bảo hiểm thất nghiệp cũng là phương án thích hợp trong dài hạn.
Bên cạnh đó, cần điều chính các chương trình khác hàng thân thiết cho phù hợp với các dịch vụ thương mại điện tử và đăng ký/ theo dõi dịch vụ trực tuyến, cải thiện các trải nghiệm kỹ thuật số.
Phó Chủ tịch Cấp cao, Mastercard Advisors khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Donald Ong nhận định: "Thời gian các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương ứng phó với đại dịch Covid-19 lâu hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Khả năng cao tình trạng bất ổn tiếp tục xảy ra trong môi trường vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như sự thay đổi tâm lý, hành vi của người tiêu dùng. Trước những điều này, doanh nghiệp cần một 'la bàn' để vạch ra con đường tăng trưởng".
"Nhiều doanh nghiệp đang tìm thấy kim chỉ nam thông qua những dữ liệu chuyên sâu bằng việc kết hợp giữa chuyên môn phân tích, kế hoạch chiến lược nhạy bén, theo sát sự thay đổi liên tục của người tiêu dùng, sự thích ứng nhanh chóng với môi trường. Đây là điều quan trọng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của doanh nghiệp một cách rõ ràng", ông nói thêm.