Chỉ báo nỗi sợ hãi của nhà đầu tư Mỹ "tăng dựng đứng" trong bối cảnh thị trường đỏ lửa
Trái ngược với đà giảm sâu trên thị trường chứng khoán Mỹ, Chỉ số VIX, vốn được coi là thước đo nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư, tăng dựng đứng với mức tăng gần 60%.
- 02-08-2024TTCK Mỹ ‘giật thót’ sau báo cáo việc làm: Dow Jones giảm gần 950 điểm, Nadaq bước vào vùng điều chỉnh
- 02-08-2024Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?
Tính tới 22h28 theo giờ Hà Nội, Chỉ số biến động CBOE (VIX) đang ở mức 29,55 điểm, tăng 10,96 điểm (58,96%) so với phiên trước đó. Mức tăng này xảy ra trong bối cảnh Dow Jones giảm hơn 950 điểm (2,37%), S&P 500 giảm 2,56% còn Nasdaq giảm tới 2,85%. Nỗi lo lạm phát trở lại với nền kinh tế Mỹ được cho là nguyên nhân của đợt bán tháo này sau khi một loạt số liệu thống kê cho thấy những điểm thiếu tích cực.
VIX là chỉ số đo lượng trạng thái biến động của thị trường chứng khoán Mỹ, thường được dùng để đo mức độ biến động dự kiến trong 30 ngày tới trên thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ báo này được xây dựng và đo biến động trung bình từ một giỏ quyền chọn trên S&P 500.
VIX được nghiên cứu và phát triển bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange). Nhà đầu tư thường dựa vào biến động của VIX để dự đoán diễn biến tiếp theo của thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng, thị trường tài chính Mỹ nói chung.
Chính bởi vậy, VIX còn được biết đến là chỉ báo đo lường nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư. Nó thường biến động ngược chiều so với giá cổ phiếu. Có nhiều cách để lý giải mối tương quan giữa VIX và diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ và nhà đầu tư có thể dựa vào đó để hành động dù thực tế chứng minh chỉ báo này không phải lúc nào cũng đúng.
Nhịp sống Thị trường