Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?
Ngày 2/8, Bộ Lao động Mỹ công bố số việc làm mới tháng 7 tăng ít hơn nhiều so với dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt.
- 02-08-2024Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có sự kết hợp hiếm có trong lịch sử: Thêm vài tháng Fed ‘án binh bất động’ sẽ không đáng kể?
- 01-08-2024Fed giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 23 năm, ông Powell phát tín hiệu NHTW đang tiến gần hơn với việc nới lỏng chính sách
- 31-07-2024Chuyện gì sẽ xảy ra với cổ phiếu sau khi Fed cắt giảm lãi suất?
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7
Cụ thể, số việc làm phi nông nghiệp chỉ tăng 114.000 trong tháng 7, giảm so với con số đã được điều chỉnh 179.000 của tháng 6. Mức tăng này cũng thấp hơn ước tính của Dow Jones là 185.000 việc làm mới. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021.
Nước Mỹ vẫn đang tạo thêm việc làm mới. Nhưng sức mạnh của thị trường lao động dường như đang suy yếu. Báo cáo việc làm tháng 7 là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy thị trường lao động Mỹ có thể đang trên đà suy giảm.
Thu nhập bình quân theo giờ tăng 0,2% trong tháng 7 và 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng ít nhất kể từ tháng 5 năm 2021. Đây là một thước đo lạm phát được theo dõi sát sao. Cả hai con số được công bố đều thấp hơn so với dự báo, lần lượt là 0,3% và 3,7%.
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm đã tăng từ mức 62,6% trong tháng 6 lên 62,7% trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp tăng một phần là do có nhiều người tham gia thị trường lao động hơn.
Số liệu tích cực về lạm phát và mong muốn ngăn chặn tình trạng thất nghiệp gia tăng là hai lý do chính khiến các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) muốn mở đường cho đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Trong cuộc họp báo, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói: “Tôi không muốn thấy thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt”.
Ở một mức độ nào đó, số việc làm giảm có thể do tác động của bão Beryl. Cơn bão đổ bộ vào tiểu bang Texas ngày 8/7, gần tuần mà Bộ Lao động sử dụng số liệu để tính toán. Trước khi báo cáo việc làm được công bố, các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase cũng ước tính rằng bão Beryl có thể làm giảm từ 20.000 đến 30.000 việc làm trong tháng 7. Và tháng 8 sẽ có sự hồi phục tương đương.
Nhưng một vài thước đo khác liên quan đến thị trường lao động lại đang đưa ra tín hiệu cảnh báo.
Tốc độ tuyển dụng đã chậm lại đáng kể. Bộ Lao động báo cáo ngày 30/6 rằng tỷ lệ tuyển dụng giảm xuống 3,4% trong tháng 6, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020. Năm 2019, tỷ lệ tuyển dụng bình quân là 3,9%. Nền kinh tế tiếp tục bổ sung việc làm dù tỷ lệ tuyển dụng thấp được giải thích là do hoạt động sa thải cũng hạn chế. Tỷ lệ sa thải trong tháng 6 tương đương với mức thấp nhất từng được ghi nhận.
Chuyên gia kinh tế Ernie Tedeschi tại Đại học Yale cho rằng hiện tại mọi thứ không đáng lo. Nhưng nếu có dấu hiệu xấu đi rõ rệt, chẳng hạn như số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hoặc tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm giảm, khi đó ông sẽ lo lắng.
Tính tới 20h35 theo giờ Hà Nội, Dow Jones giảm hơn 500 điểm, tương đương 1,25%. S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt giảm 1,64 và 2,58%.
Trước đó, ngay sau khi báo cáo việc làm tháng 7 được công bố, chứng khoán tương lai Mỹ giảm trước giờ mở cửa. Chỉ số Dow Jones tương lai giảm 536 điểm, tức 1,3%. S&P 500 tương lai giảm 1,6% và Nasdaq giảm 2,3%.
Những tín hiệu trái chiều về nền kinh tế
Thị trường lao động vốn là trụ cột của sức mạnh kinh tế, nhưng gần đây đã xuất hiện một số dấu hiệu bất ổn. Mức tăng việc làm trong tháng 7 thấp hơn nhiều so với mức bình quân 215.000 việc làm mới trong 12 tháng qua.
Báo cáo này tiếp tục đưa ra những tín hiệu trái chiều về nền kinh tế. Thị trường tài chính đang lo lắng về cách Fed sẽ phản ứng.
Thị trường hoan nghênh tín hiệu Fed có thể sớm cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Nhưng các chuyên gia và nhà đầu tư nhanh chóng chuyển sang tâm lý lo lắng, vì dữ liệu kinh tế cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến và lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy yếu. Điều đó làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể đã do dự quá lâu để bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Giám đốc đầu tư Clark Bellin tại Bellwether Wealth cho biết: “Mặc dù thị trường lao động vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể trong hai năm qua trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Nhưng điều quan trọng là Fed phải đi trước những dấu hiệu chậm lại của thị trường lao động bằng cách tiến hành cắt giảm lãi suất dự kiến vào tháng 9”.
Theo WSJ, CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Mỹ sắp công bố dữ liệu lạm phát cuối cùng cho cuộc họp chính sách tuần sau: Fed có thể ‘quay xe’ dừng cắt giảm lãi suất nếu con số này tăng bất ngờ
- Biên bản cuộc họp Fed tháng 11 được công bố: Quan chức ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhưng ‘lặng thinh’ về quyết định tháng sau
- Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
- Fed quyết định ra sao với lãi suất vào năm 2025: 2 yếu tố này quyết định tất cả
- Chủ tịch Jerome Powell dội gáo nước lạnh vào khả năng cắt giảm lãi suất tháng 12: ‘Fed không cần vội vàng’