TTCK Mỹ ‘giật thót’ sau báo cáo việc làm: Dow Jones giảm gần 950 điểm, Nadaq bước vào vùng điều chỉnh
Chứng khoán Mỹ giảm sau khi báo cáo việc làm tháng 7 yếu hơn nhiều so với dự kiến, làm dấy lên lo ngại nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
- 02-08-2024Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?
- 02-08-2024Chứng khoán từ Mỹ đến châu Á chìm trong sắc đỏ, Dow Jones có lúc giảm hơn 700 điểm: Nhà đầu tư ‘đứng ngồi không yên’ khi nỗi lo suy thoái kinh tế ập đến
Tính đến 22h12 ngày 2/8, theo giờ Hà Nội, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 900 điểm, tương đương 2,34%. S&P 500 giảm 2,4%, trong khi Nasdaq Composite giảm 3%.
Đợt bán tháo trong phiên giao dịch ngày cuối tuần đẩy Nasdaq vào vùng điều chỉnh. Chỉ số này đã giảm hơn 10% so với đỉnh thiết lập gần một tháng trước. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones giảm lần lượt 6% và 4% so với mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, Nasdaq100 chìm sâu hơn trong vùng điều chỉnh, giao dịch thấp hơn 11% so với đỉnh.
Bộ Lao động Mỹ cho biết số việc làm phi nông nghiệp chỉ tăng 114.000 trong tháng 7, giảm so với con số đã được điều chỉnh 179.000 của tháng 6. Mức tăng này cũng thấp hơn ước tính của Dow Jones là 185.000 việc làm mới. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021.
Sau khi doanh thu quý 2 không như kỳ vọng của Phố Wall, cổ phiếu của Amazon giảm 9%. Cổ phiếu Intel giảm 26% sau khi công bố dự báo yếu và thông tin sa thải. Cổ phiếu Apple giảm nhẹ dù nhà sản xuất iPhone đạt lợi nhuận quý 2 vượt kỳ vọng. Hầu hết các cổ phiếu công nghệ đều bị ảnh hưởng nặng nề sau số liệu việc làm yếu. Giá cổ phiếu hãng chip Nvidia giảm 4,5%, nối tiếp đà giảm 6% của ngày trước đó.
Các cổ phiếu chịu nhiều tổn thất nhất từ suy thoái cũng lao dốc. Cổ phiếu ngân hàng Bank of America giảm 3%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2, khi các nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu để đảm bảo an toàn.
Xu hướng bán tháo kéo dài từ phiên trước cho đến phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều giảm hơn 1% vào ngày 1/8, trong khi Nasdaq giảm 2,3%. Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ tạo thành làn sóng lan rộng khắp thế giới. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản cũng giảm 5,8% ngoài giờ giao dịch.
Đây là một tuần đầy biến động với thị trường chứng khoán. Cổ phiếu đã tăng giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp và đưa ra tín hiệu mạnh mẽ rằng sẽ có đợt cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9. Sau những số liệu việc làm yếu kém, nhiều nhà đầu tư có lẽ tin rằng ngân hàng trung ương nên hành động ngay từ tháng 7.
Chiến lược gia toàn cầu Quincy Krosby tại LPL Financial cho biết thị trường hiện đang “tự hỏi liệu Fed có hành động quá muộn trong việc thay đổi chính sách tiền tệ hay không”.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Dow Jones tăng gần 500 điểm, chứng khoán Mỹ ngập sắc xanh khi ông Trump hoãn áp thuế ô tô từ Canada và Mexico
- Chứng khoán Mỹ rung chuyển, Dow Jones có lúc giảm tới 800 điểm khi ông Trump tuyên bố mức thuế 25% với Mexico, Canada bắt đầu có hiệu lực
- Dự báo của Fed khiến TTCK Mỹ rung chuyển, Dow Jones lao dốc hơn 1.100 điểm, ghi nhận chuỗi giảm điểm tệ nhất 50 năm
- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris