Chỉ cần tức giận, bạn đã thua rồi! Người không kiểm soát được cảm xúc đồng nghĩa cũng không tự chủ được cuộc đời
Nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng Napoléon từng nói: "Một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình còn vĩ đại hơn một vị tướng có thể đánh hạ một thành trì”.
- 08-05-2022Dạy con từ thuở còn thơ, học 9 quy tắc “kỳ lạ” của cha mẹ Nhật để trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn, phát triển toàn diện
- 08-05-2022Tại sao bạn nên đặt mục tiêu "Ngu ngốc" thay vì mục tiêu "Thông minh"?
- 08-05-2022“Anh da nâu" Việt Hoàng: 11 giờ sáng mới đánh răng, làm kịch bản chỉ ngủ 4 tiếng/ngày và còn điều gì thú vị nữa?
Nếu muốn đạt được thành tựu vĩ đại, trước tiên chúng ta nên học cách kiểm soát cảm xúc của mình, buồn thay là điều đó là không hề dễ dàng.
Nhiều người dù nhìn bề ngoài đã rất "phong sương" nhưng khi gặp điều gì đó khiến họ khó chịu, họ cũng sẽ mất kiểm soát cảm xúc của mình, từ chửi bới, cãi vã với người khác, cho tới động tay động chân, đập đầu chảy máu, rất là nguy hiểm.
Khi ta tức giận thì sẽ luôn có "lửa vô minh" bừng cháy trong lòng. Khi con người khởi tâm "sân si" tức là đã thua rồi, loại người không thể làm chủ được cảm xúc sẽ vĩnh viễn không thể làm chủ được cuộc đời của họ, dẫn đến đánh mất đi lí trí, ngày càng trầm luân.
Dưới đây là những hậu quả của việc tức giận và cách giữ cho bản thân không tức giận. Mong bạn sẽ thu nhặt được cho mình những kiến thức bổ ích!
1. Khi tức giận thì nhiều rắc rối sẽ phát sinh
Người có tâm sân si trầm trọng có thể gặp rắc rối về tính mạng.
Ví dụ như Trương Phi trong thời Tam Quốc, khi nghe tin người anh em tốt của mình là Quan Vũ bị hại, không kìm chế được đau buồn và tức giận nên ông đã mượn rượu say xỉn loạn tính, đánh chết quân sĩ, cuối cùng thuộc hạ của ông là Phạm Cương và Trương Đạt nhịn không nổi nữa, trong lúc Trương Phi đang ngủ, đã ra tay sát hại ông ngay trên giường.
Là một đại tướng, Trương Phi rất có năng lực nhưng cuối cùng lại không có được một cái kết lý tưởng, có thể thấy rằng những người không kiềm chế được tính khí của mình thì dù có tài năng đến đâu cũng vô dụng.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người cục cằn như Trương Phi, họ luôn tràn đầy năng lượng tiêu cực trong các mối quan hệ và công việc, thường xuyên suy nghĩ lung tung, than trời trách đất, thậm chí nói xấu người khác.
"The Godfather" có một câu thoại rất nổi tiếng: "Đừng bao giờ để bất kỳ ai bên ngoài gia đình bạn biết bạn nghĩ gì." Người dễ dao động, dễ bộc phát cảm xúc, quá mức thẳng thắn là người thiếu khôn khéo, dễ bị người khác nhìn thấu và dễ gặp nạn trong cuộc sống.
Đồng thời, việc thường xuyên trút những cảm xúc tiêu cực của mình lên người khác sẽ khiến mọi người dần tránh né và ngại tiếp xúc với bạn, theo thời gian thì các mối quan hệ của bạn cũng sẽ ngày càng giảm sút, dẫn đến khi khó khăn không có người bên cạnh.
Nếu gặp một số người cùng tính khí, thậm chí còn có thể nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, kéo theo nhiều thị phi cho cuộc sống của đôi bên.
Ngoài ra, tức giận còn ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của chính bạn. Trong sách y học cổ cũng có chép rằng, "tất cả bệnh tật đều sinh ra từ khí", tức giận không chỉ hại gan phổi mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
Vì thế, một khi con người bắt đầu tức giận thì thực tế đã tạo ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người đó rồi, có thể nói rằng tức giận là thứ cảm xúc xấu nhất trên đời.
2. Cách hóa giải sự tức giận
Tin rằng nhiều người trước khi tức giận đều biết tức giận là không tốt, nhưng một khi bị chọc tức hoặc gặp phải rắc rối nào đó, thì hầu như chúng ta đều rất khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình, mất đi lý trí.
Vậy cụ thể, chúng ta nên làm như thế nào? Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
Đừng ở một mình
Khi một người có chuyện không vui trong lòng, thì đừng nên ở một mình, nó chỉ càng làm bạn mắc kẹt bên trong đống suy nghĩ tiêu cực của mình sâu hơn mà thôi.
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra: "Khi tâm lý con người chịu phải áp lực, gặp rắc rối hoặc không hạnh phúc, nói chuyện với người khác là cách tốt nhất để loại bỏ cơn tức giận."
Tôi tin rằng ai cũng đã từng trải nghiệm loại cảm giác này rồi, đúng không? Khi gặp bất kỳ rắc rối nào, thì tâm sự với bạn bè cũng sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, khi chúng ta tức giận, đừng cứ ủ rũ một mình.
Chuyện không vui hãy nói ra, khi có người giúp bạn san sẻ, bạn không chỉ xoa dịu được nỗi đau, mà còn được hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp tâm trạng của bạn bớt căng thẳng hơn rất nhiều.
Bọc phát những phiền não của bạn một cách từ tốn
Có một câu nói rằng : "Nếu con người ta cứ giữ lòng nóng giận, họ sẽ đi chệch con đường đúng đắn."
Mọi người đều có cảm xúc tức giận, chúng ta không thể nào hoàn toàn tránh xa cũng như đề phòng nó. Nhưng cũng đừng vì thế mà giữ lại nó, hay cố chấp với nó.
Khi gặp chuyện không như ý, chúng ta có thể xúc động một chút nhưng đừng quá tức giận. Và cũng do sự kiềm nén này, nên sau đó bạn cần phải lập tức tìm các biện pháp để trút đống cảm xúc đang bị đè nén khi nảy ra, đây cũng là một cách để duy trì sức khỏe tinh thần của chúng ta.
Ở Nhật, nhiều công ty còn dựng cả mô hình chân dung sếp nhằm giúp nhân viên trút bầu tâm sự, nhờ đó mà cảm xúc của nhiều nhân viên cũng được giải tỏa một cách rõ rệt.
Chúng ta không nhất thiết phải học hỏi chính xác điều này từ Nhật Bản, điều chúng ta cần là phải tìm một số cách để giải tỏa cho riêng mình, chẳng hạn như nghe nhạc, leo núi hoặc chạy bộ tập thể dục, chuyển hướng chú ý và tập trung tâm trí vào công việc, học tập hoặc những thứ mà chúng ta quan tâm.
Phải biết tự đánh giá bản thân
Các cuộc khảo sát tâm lý cho thấy những người thường mất bình tĩnh hay có tính khí xấu, trong cuộc sống, họ thường tự phụ, khó lắng nghe và thường tỏ ra không tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác.
Vì vậy, khi tức giận, chúng ta cũng phải tự đánh giá trước, nguyên nhân của sự việc này là gì? Đó là vấn đề của tôi hay của bên kia? Lợi ích của việc chiến thắng trong việc này là gì? Nếu đối thủ thắng thì sao? Sau một hồi tự đánh giá, thường bạn sẽ thấy rằng giận hờn, cãi vã là chuyện rất vô nghĩa, ăn miếng trả miếng chỉ dẫn đến tình trạng "cá chết lưới rách" mà thôi.
Trong cuộc sống, chúng ta nhiều khi phải học cách "nhẫn nhục chịu đựng", học cách nhượng bộ, đây không phải là hèn nhát, đối với một số vấn đề tầm thường, kẻ ngu sẽ ngoan cố và ganh đua, mặc dù cãi thắng rồi thì có lợi ích gì đâu, ngoài việc tự làm lãng phí thời gian của bản thân?
Một người có trí tuệ sẽ luôn bình tĩnh, dành thời gian để thực hiện những lý tưởng và hoài bão lớn lao của mình, sau khi thành công rồi thì mới quay đầu nhìn lại, lúc đó thắng thua đã rõ.
Trí thức trẻ