Chị em đua nhau 'khởi nghiệp' bán hàng online mùa dịch
Nghỉ việc, ở nhà chống dịch, nhiều bà nội trợ không chịu ngồi yên mà tự mày mò bán hàng online. Ban đầu chỉ là làm thêm bán cho bạn bè nhưng nhờ đắt hàng, lượng bán cứ tăng dần, thậm chí tạo thương hiệu riêng .
- 13-04-2020Những mẫu xe cũ 'đáng đồng tiền' nhất theo từng mức giá
- 13-04-2020Chặn làn sóng hàng nhập giá rẻ
- 13-04-2020Vì sao người tiêu dùng nghi ngại với thịt lợn nhập khẩu?
Chị Nguyễn Lan Hương (1985), bén duyên với kinh doanh có lẽ là khi còn rất nhỏ khi sinh ra tại phố cổ Hà Nội, gần 1 con chợ sầm uất nên từ bé đã rất thích kinh doanh buôn bán nên cái 'máu' đi buôn ngấm vào từ thuở ấy. Chị Hương từng tham gia cuộc thi Hoa Hậu VN năm 2004 và lọt vào Top 5, và được thêm danh hiệu người có gương mặt khả ái.
Rời khỏi cuộc thi, Hương đi làm một doanh nghiệp có tiếng. Tuy nhiên, sau biến cố gia đình, chị Hương nghỉ việc tại công ty và bước chân vào công việc kinh doanh 1 cách nghiêm túc. 7 năm với rất nhiều nhưng thăng trầm, vui buồn và chị luôn cố gắng để có được 1 chỗ đứng trong công việc kinh doanh online. Vì đây là 1 lĩnh vực không hề dễ, cần nhiều thời gian và sự nỗ lực của bản thân để tạo niềm tin trong lòng khách hàng. Dường như công việc này mới thực sự phù hợp và đam mê nên càng làm càng hăng hái và chưa bao giờ chị Hương cảm thấy chán nản bởi mỗi ngày chị đều tìm kiếm rất nhiều nguồn hàng tiện ích cho khách hàng mình. Tuy nhiên, thị trường online cũng bão hòa khi ngày càng nhiều người bán.
Chị Nguyễn Lan Hương, người đẹp bước ra từ cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2004 đang thành công với công việc bán hàng online trong mùa dịch.
Chị Hương cho rằng, vào thời điểm dịch COVID-19 làm chao đảo cả thị trường thì nó lại là cơ cho thị trường online vực lên khi đang có dấu hiệu bão hoà. Chị nhanh nhẹn lựa chọn những thứ mà nhu cầu mọi người rất cần gần đây: nhu cầu ăn uống khi các hàng quán đóng cửa cũng như mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội.
“Trước đó, Hương đã bán đồ ăn nhiều năm vào những dịp Tết. May mắn sinh ra và lớn lên tại Phố Cổ Hà Nội nên ngay từ bé Hương đã được thưởng thức nhiều món ăn ngon, ngay tại khu phố Hương ở cũng rất nhiều món ăn nổi tiếng: Miến Lươn, Bún Bò Nam Bộ, nước mía, các món chè”, chị Hương nói.
Bánh bao thương hiệu Miss H của chị Hương được nhiều gia đình yêu thích.
Khi dịch ập đến, chị Hương lựa chọn lĩnh vực thực phẩm bởi nhu cầu thiết yếu của các gia đình. “Tôi may mắn được làm việc cùng 1 ekip rất chuyên nghiệp. Mỗi tuần cả nhóm sẽ họp để lên thực đơn và thực hiện các món ăn rất sạch sẽ, thơm ngon. Giai đoạn này tôi đã cung cấp đến khách hàng rất nhiều những món ăn hay thực phẩm đóng sẵn thiết yếu và nhận được sự ủng hộ. Ngoài lượng khách hàng quen thuộc nhiều năm qua tôi có thêm nhiều khách hàng mới”, chị Hương nói.
Nói về tương lai khi dịch kết thúc, chị Hương mong muốn ekip mình sẽ ngày càng hoàn thiện khu bếp thực hiện nhiều món ngon để trở thành “người bạn thân” trên bàn ăn của mỗi gia đình với thương hiệu Miss H.
Chị Phạm Thu Hải (Hà Đông, Hà Nội) thì đang khởi nghiệp với thương hiệu Bếp ông ngoại. Từ ý tưởng kinh doanh gạo ST24 cùng một số món ăn do gia đình bán cho những người thân, chị Hải càng quyết tâm mở rộng trước dịch COVID-19. Chị Hải xác định, công việc kinh doanh online này sẽ là xu thế và giúp gia đình chị có thêm khoản thu nhập ổn định.
Chị Phạm Thu Hải đang đong gạo đóng từng bao cho khách hàng.
“Mình có nguồn gạo ST24 chuẩn và giá tốt nên có ưu thế trên thị trường. Bố mẹ nấu ăn thấy cũng rất ngon nên mình tin rằng sẽ được bạn bè ủng hộ”, chị cho hay. Hiện tại, chị Hải đang đảm nhiệm vị trí bán hàng, marketing sản phẩm. Để chuyên nghiệp trong việc kinh doanh, chị có thuê thiết kế logo, bao bì và kế hoạch chăm sóc khách hàng cụ thể.
Còn chị Phan Diệu Hương, đang làm công ty truyền thông ở nhà vì dịch chia sẻ: “Trước đây, tôi từng bán hàng online ngoài giờ hành chính và rất thích công việc này vì tôi luôn cảm thấy mới lạ, năng động. Trong mùa dịch, tôi nhận thấy nhu cầu mua hàng online sẽ tăng mạnh do việc hạn chế đi lại, nên tôi nghĩ cần tìm ra mặt hàng phù hợp để bán”.
Theo chị Hương, bản thân là người làm truyền thông nên chị phân tích một số yếu tố như thu nhập của người dân sẽ giảm đi, hạn chế chi tiêu những thứ không cần thiết mà chỉ mua những đồ thiết yếu, nên tôi đã quyết định bán thực phẩm.
“May mắn lúc đó, bạn tôi giới thiệu nguồn hàng tốt nên tôi đăng bán thử trên trang cá nhân. Sau, tôi lập nhóm chung để mọi người cùng vào bán”, chị Hương nói.
Tiền phong
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19