Chỉ số chứng khoán này vừa phá đỉnh tồn tại suốt hơn 30 năm, nhà đầu tư "vỡ òa"
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản vừa chính thức cán mốc 35.000 điểm sau 34 năm chờ đợi.
- 11-01-2024Chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố, chứng khoán Mỹ tăng điểm
- 08-01-2024Ngoài chứng khoán, bất động sản, người có tiền ở châu Á đổ xô vào loại tài sản đầu tư vừa sinh lời lại độc đáo, thậm chí có một không hai
- 04-01-2024Tác động từ biên bản cuộc họp tháng 12 của FED lan sang thị trường châu Á: Chứng khoán Nhật Bản giảm sâu nhất trước biến cố dồn dập
- 04-01-2024Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ sau khi FED công bố biên bản cuộc họp tháng 12
Lần gần nhất người ta nhìn thấy con số này trên Nikkei là tháng 2/1990. Đồng yên yếu thúc đẩy xuất khẩu cũng như những sự thận trọng xung quanh chính sách tiền lương của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được cho là nguyên do đẩy Nikkei phá đỉnh.
Kết thúc phiên giao dịch 11/1, Nikkei 225 tăng 1,94% lên 35.110,52 điểm. Đây là ngày tăng thứ 3 liên tiếp và tiến tới mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2020.
Topix cũng tăng 1,81% lên 2/488,65 điểm.
Nhà đầu tư Nhật Bản đang rất hào hứng với diễn biến thị trường. Trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản hấp dẫn tới mức thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư tới từ Trung Quốc, tham gia thị trường.
Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG, cho biết trận động đất mạnh xảy ra ở miền tây Nhật Bản vào tuần trước cùng dữ liệu tăng trưởng tiền lương yếu đang buộc các nhà đầu tư phải “đánh giá lại” thời điểm BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm, vốn được duy trì nhiều thập niên qua.
Theo dữ liệu công bố hôm 10/1, lương thực tế của người lao động Nhật Bản đã giảm tháng thứ 20 liên tiếp trong tháng 11 vừa qua, làm đảo lộn mong muốn của các quan chức nước này về việc tăng lương trước khi thắt chặt chính sách tiền tệ.
Sycamore cho biết: “Dữ liệu tiền lương đã khiến chỉ số Nikkei có lý do để tăng lên mức 35.000 điểm”.
Trong khi đó, đồng yên giảm 0,9% so với đồng USD ngay khi dữ liệu này được công bố. Hiện tại, 1 USD đổi được 145,56 yên. Đồng yên yếu hơn có xu hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, làm tăng giá trị lợi nhuận ở nước ngoài khi quy đổi về đồng nội tệ.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống Thị trường