MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiếm 40% dân số thế giới, GDP vượt G7...: Những con số cho thấy tham vọng cạnh tranh với Mỹ và phương Tây của BRICS không phải "nói quá"

22-08-2023 - 21:00 PM | Tài chính quốc tế

Chiếm 40% dân số thế giới, GDP vượt G7...: Những con số cho thấy tham vọng cạnh tranh với Mỹ và phương Tây của BRICS không phải "nói quá"

Nhóm 5 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi đang ngày càng chứng minh được “sức mạnh” của mình, khiến Mỹ và phương Tây phải dè chừng.

Dân số

Theo thống kê, tổng dân số của BRICS đạt mức khoảng hơn 3,24 tỷ người - chiếm hơn 40% dân số toàn cầu. Con số này cao hơn nhiều so với ước tính 750 triệu người của các nước G7 nhờ có Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia đông dân nhất thế giới.

Chiếm 40% dân số thế giới, kinh tế vượt G7...: Những con số cho thấy tham vọng cạnh tranh với Mỹ và phương Tây của BRICS không phải "nói quá" - Ảnh 1.

Dân số tăng tạo ra nguồn lao động mạnh mẽ, từ đó phát triển kinh tế và phát triển đa ngành. Từ năm 2000 đến năm 2026, dân số của các quốc gia BRICS dự kiến sẽ tăng thêm 625 triệu người - phần lớn được cho là tập trung ở Ấn Độ và Trung Quốc.

GDP

Vào năm 2022, khối BRICS có tổng GDP đạt hơn 26,03 nghìn tỷ USD, theo thống kê của Statista. Trung Quốc liên tục là nền kinh tế lớn nhất của khối này và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ cũng là quốc gia trong nhóm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thời gian gần đây. Thậm chí, kinh tế nước này được cho là có thể đứng thứ hai thế giới vào năm 2075, theo một báo cáo của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ).

Những yếu tố khiến các chuyên gia kinh tế kỳ vọng vào Ấn Độ là bởi quốc gia này ghi nhân dân số bùng nổ, nhiều tiến bộ mạnh mẽ trong lĩnh vực đổi mới - công nghệ, vốn đầu tư ngày một dồi dào cùng năng suất lao động tăng.

Dữ liệu từ Acorn Macro Consulting cũng chỉ ra, chỉ 5 quốc gia BRICS đã đóng góp gần 31,5% GDP toàn cầu - cao hơn mức 30,7% của các nước G7. Thậm chí, một số còn dự đoán nhóm này có thể đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030.

Chiếm 40% dân số thế giới, kinh tế vượt G7...: Những con số cho thấy tham vọng cạnh tranh với Mỹ và phương Tây của BRICS không phải "nói quá" - Ảnh 2.

Mặt khác, các cường quốc G7 lại chứng kiến tầm ảnh hưởng quốc tế của mình có phần suy yếu trong những thập kỷ gần đây, theo nhận định của Statista.

Cụ thể, kể từ năm 1992, tỷ trọng của G7 trong GDP toàn cầu có xu hướng giảm trong khi mức đóng góp của các quốc gia BRICS tăng đều, theo dữ liệu GDP của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữa các quốc gia theo thời gian.

Thậm chí, vào tháng 4 vừa qua, Bloomberg còn dự đoán rằng G7 sẽ chỉ chiếm 27,8% GDP toàn cầu còn BRICS chiếm tới 35% vào năm 2028.

Đô thị hóa

Các nước nhóm BRICS có tốc độ đô thị hóa tốt nếu đánh giá và so sánh dữ liệu chung vào năm 2021.

Cụ thể, năm 2021, tỷ lệ dân số thành thị ở Nga gần như không thay đổi ở mức khoảng 74,93%. Cùng năm, khoảng 1/3 tổng dân số Ấn Độ sinh sống ở các thành phố.

Năm 2022, Trung Quốc có khoảng 65,2% tổng dân số sống ở thành thị. Nước này cũng ghi nhận tỷ lệ đô thị hóa tăng đều đặn trong những thập kỷ qua.

Chiếm 40% dân số thế giới, kinh tế vượt G7...: Những con số cho thấy tham vọng cạnh tranh với Mỹ và phương Tây của BRICS không phải "nói quá" - Ảnh 3.

Hoạt động xuất khẩu

Năm 2000, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối BRICS là 50% và đạt 74% vào năm 2020. Kể từ năm 2000, nước này luôn dẫn đầu khối.

Nga duy trì ở vị trí số 2 và Nam Phi là quốc gia có tỷ trọng nhỏ nhất. Còn Ấn Độ đã vượt qua Brazil vào năm 2009.

BRICS đang ngày càng chứng minh được mình là 5 “con hổ” đáng gờm trong nền kinh tế toàn cầu. Được biết, Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ diễn ra vào ngày 22-24/8 và đã có hơn 20 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập vào khối này.

Tổng hợp 















Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên