MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến lược "đào vàng" của giới trẻ xứ Trung: Mua vàng miếng từ ngân hàng, đem ra tiệm kim hoàn đặt làm trang sức, sẵn sàng xếp hàng chờ 12 tiếng chờ chế tác

20-02-2024 - 12:38 PM | Tài chính quốc tế

Tháng Tết, một tiệm kim hoàn ở Bắc Kinh có thể thu về hơn 3 tỉ đồng nhờ cơn sốt đặt hàng chế tác từ khách hàng trẻ tuổi.

Chiến lược "đào vàng" của giới trẻ xứ Trung

Hiện nay tại Trung Quốc, giá bán lẻ trang sức vàng trung bình cao hơn giá vàng miếng khoảng 30%. Giới trẻ Trung Quốc đã "nhanh trí" sử dụng chiến lược mà họ gọi là "đào vàng" để tiết kiệm tiền: mua vàng miếng từ ngân hàng rồi ra tiệm kim hoàn đặt làm trang sức.

Chiến lược

Đầu tháng 2 năm 2024, tại các cửa hàng của Chow Tai Fook – thương hiệu trang sức vàng nổi tiếng bậc nhất ở đất nước này, giá một chiếc vòng tay vàng kiểu cổ điển là 609 NDT/gram (khoảng 2 triệu đồng), phí chế tác là 60 NDT/gram (khoảng 200.000 đồng). Như vậy một chiếc vòng tay nặng 59,83 gram sẽ có giá tới 40.000 NDT (khoảng 136 triệu đồng).

Trong khi đó, giá vàng miếng ở ngân hàng chỉ khoảng 492 NDT/gram, còn phí thủ công tại một cửa hàng kim hoàn nhỏ ở Bắc Kinh thì khoảng 20 NDT/gram. 

Thay vì mua chiếc vòng tay vàng nặng 59,83 với giá 40.000 NDT ở Chow Tai Fook, giới trẻ xứ Trung có thể tiết kiệm được gần 9.000 NDT (khoảng 30 triệu đồng) bằng chiến lược "đào vàng" nói trên.

Mùa vàng dịp Tết, sẵn sàng xếp hàng 12 tiếng

Các mẫu trang sức vàng như vòng tay cổ điển có kiểu dáng không dễ lỗi thời nên rất được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng. Mùa tết này, các cửa hàng kim hoàn ở thành phố Bắc Kinh "nổ đơn ầm ầm". Khách hàng phải xếp hàng ít nhất 3 tiếng đồng hồ từ 8 giờ sáng mới lấy được số, đến 8h tối thì nhận được sản phẩm, vị chi mất khoảng 12 tiếng. 

Trong khoảng thời gian này, có rất nhiều người nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ tới mức giá bán lẻ đắt hơn những 100-200 NDT/gram ở các cửa hàng trang sức, họ lại quyết định chờ đợi tiếp. Mỗi ngày có khoảng 1 kg vàng được chế tác, tiệm kim hoàn có thể thu được 30.000 NDT/ngày (khoảng 100 triệu đồng) và 900.000 NDT (khoảng 3 tỉ đồng) cho cả tháng Tết.

Chiến lược

Nhu cầu tiêu thụ vàng của giới trẻ Trung Quốc ngày càng đa dạng, ngoài dùng để trang sức họ còn mua cho cả... thú cưng. Một chủ cửa hàng kim hoàn ở Hàng Châu chia sẻ với tờ Tech Planet của Trung Quốc rằng, đã có một khách hàng làm một mặt dây chuyền vàng nặng 25 gram cho chó cưng với tổng giá trị lên tới 10.000 NDT (khoảng 34 triệu đồng).

Muốn tiết kiệm nhưng cũng sợ bị bớt xén

Chiến lược

Chiến lược "đào vàng" của giới trẻ Trung Quốc cũng gặp phải nhiều khó khăn. Các cửa hàng kim hoàn họ tìm tới chỉ là các nơi nhỏ lẻ, chưa hình thành chuỗi thương hiệu lớn. Tuy có giá rẻ nhưng lại khiến khách hàng sợ vàng của mình sẽ bị bớt xén trong khi chế tác. Trên các nền tảng video ngắn, giới trẻ Trung Quốc truyền tay nhau những kinh nghiệm đề phòng như cân trước vàng tại nhà, kiểm tra bát nấu vàng có cặn kim loại khác hay không, vân vân.

Chủ một cửa hàng kim hoàn ở Nam Kinh, Trung Quốc cho biết, hao hụt trong quá trình chế tác là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ một chiếc vòng tay nặng 30 gram thì sẽ bị hao hụt 0,1 gram. Một số cửa hàng đồng ý bù trừ lúc thanh toán, một số thì cho phép khách vào xem và quay video trong suốt quá trình thực hiện.

Thị trường vàng Trung Quốc: trẻ hóa từ khách hàng tới người bán

"Sách trắng về xu hướng ngành trang sức năm 2023" do Tmall công bố cho thấy người tiêu dùng trang sức vàng ở Trung Quốc chủ yếu là nữ giới trong độ tuổi 18-34, trong đó thế hệ sinh sau năm 2000 tăng thấy rõ.

Kịch bản tiêu thụ vàng truyền thống ở Trung Quốc thường là sắm vòng tay, vòng cổ, hoa tai vàng khi kết hôn và mua khóa trường mệnh vàng cho trẻ đầy tháng. Nhưng khi tỉ lệ cưới, sinh đang giảm, các cửa hàng vàng bắt đầu nhắm đến giới trẻ và các mục đích mua vàng khác.

Kể từ năm 2018, thương hiệu Chow Tai Fook đã cho ra mắt một loạt đồ trang sức vàng phong cách cổ điển, kết hợp với các kỹ thuật thủ công truyền thống khác của Trung Quốc như khắc, khảm, nạm sứ... Chất lượng cao cộng hình thức mới lạ, bắt mắt đã khiến nó trở nên "hot". Chen Shichang - tổng giám đốc Chow Tai Fook - từng nói rằng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021, hơn 56% doanh thu của dòng sản phẩm này đến từ thế hệ 9X và "gen Z".

Chiến lược

Ngoài ra, không chỉ người tiêu dùng mà chính các cửa hàng vàng ở Trung Quốc cũng đang trẻ hóa nhân lực khi liên tục tuyển dụng người trẻ để bán hàng trên phát sóng trực tiếp hay quản lý mua bán bằng công nghệ.

Tham khảo từ: Jinrong Baguanv

Theo Thùy An

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên