Chiến lược nào giúp Techcombank khác biệt và vươn đến các tiêu chuẩn quốc tế?
Hiếm có ngân hàng nào tại Việt Nam hiện nay xây dựng được những mối liên kết, hợp tác “chất lượng” như Techcombank.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trở nên lớn mạnh hơn trong những năm gần đây, không chỉ so với bản thân họ của quá khứ, mà còn so với các định chế tài chính trong khu vực. Bằng nhiều thành tựu đạt được cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai, một số nhà băng đã thể hiện tham vọng của mình khi đặt mục tiêu vươn tầm quốc tế, trở thành những ngân hàng Top đầu trong khu vực. Techcombank cho biết, mục tiêu của họ là trở thành ngân hàng top 10 khu vực ASEAN vào năm 2025 dựa trên hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ với ba trụ cột Dữ liệu – Số hoá – Nhân tài.
Ngân hàng 30 năm tuổi này đang là một trong những nhà băng hàng đầu tại Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Techcombank là ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất năm 2022 (hơn 25.500 tỷ đồng), cũng là ngân hàng tư nhân cán mốc 1 tỷ USD lợi nhuận. Với tăng trưởng kép 25% giai đoạn 2016-2021, ROA đạt 3,1%, Techcombank tạo dựng được uy tín trong hệ thống về khả năng sinh lời suốt nhiều năm qua.
Song song với đó, khung quản trị rủi ro chặt chẽ cho phép Techcombank đứng vững trước những biến động của thị trường. Nhà băng duy trì chất lượng tài sản lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu luôn ở nhóm thấp nhất hệ thống. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao trong các ngân hàng niêm yết, đạt trên 15%, gần gấp đôi yêu cầu tối thiểu của Basel II (8%).
Trên hành trình khẳng định vị thế trong nước và vươn tầm quốc tế, Techcombank cho rằng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái và hợp tác đối tác sẽ giúp ngân hàng tạo nên những giá trị khác biệt trên thị trường. Và có thể nói, khó có một ngân hàng nào tại Việt Nam hiện nay xây dựng được những mối liên kết "chất lượng" như Techcombank.
Vị thế hàng đầu như đề cập ở trên đã giúp Techcombank có những cú bắt tay ấn tượng với những đối tác hàng đầu trong nước và quốc tế, trên nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt, từ công nghệ đến bất động sản, bán lẻ. Các mối quan hệ này giúp Techcombank dễ dàng mở rộng tệp khách hàng, vươn đến các tiêu chuẩn quốc tế và đem lại những giá trị khác biệt cả trên kênh truyền thống lẫn kênh số. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp Techcombank nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nhằm thực hiện cá nhân hoá trải nghiệm cho khách hàng.
Mới đây, tại Diễn đàn doanh nghiệp khu vực Singapore diễn ra ngày 7-7 tại Hà Nội, Techcombank đã công bố hai thỏa thuận hợp tác quan trọng cùng cộng đồng doanh nghiệp Singapore, gồm Thỏa thuận cùng Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore và Thỏa thuận Hợp tác triển khai giải pháp Quản trị Nguồn vốn và Thanh khoản cho doanh nghiệp cùng các đối tác Kyriba SEA Pte, Deloitte Touche Tohmatsu Ltd, PwC… Ngân hàng tiếp tục khẳng định chiến lược hợp tác cùng các tổ chức hàng đầu trong vài ngoài nước, với cam kết đầu tư 500 triệu USD cho cho hành trình chuyển đổi số hóa trong giai đoạn 2021-2025.
Còn nhớ năm 2009, Techcombank cũng là ngân hàng hợp tác cùng tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey & Company để xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược phát triển tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến gần đây, Techcombank đã có thêm những cú "bắt tay" cùng các đối tác hàng đầu thế giới như Amazon, Backbase, Salesforce, Adobe…
Cuối năm 2022, Techcombank đã công bố hợp tác toàn diện cùng với Adobe, công ty hàng đầu thế giới về cung cấp nền tảng trải nghiệm khách hàng. Việc Techcombank đầu tư vào Adobe Experience Cloud và Adobe Real-Time Customer Data Platform (CDP) sẽ hỗ trợ việc cung cấp những trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa ở mức cao tức thì trên tất cả các nền tảng trực tiếp và trực tuyến. Với nền tảng công nghệ hiện đại, ngân hàng phân tích được hành vi người dùng và định vị rõ nét hơn về chân dung khách hàng, từ đó toàn bộ trải nghiệm của khách hàng sẽ được cá nhân hóa và số hoá hoàn toàn và tương tác của khách hàng sẽ được diễn ra ngay lập.
Trước đó, Techcombank đã bắt tay với Amazon Web Services (AWS) để khai thác tiềm năng của dữ liệu điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy năng suất lao động nhờ các thao tác xử lý đã được số hoá và thông tin chăm sóc khách hàng được đồng bộ trên toàn hệ thống.
Trong nước, Techcombank đã cùng Masan tập đoàn bán lẻ lớn bậc nhất Việt Nam, kiến tạo hệ sinh thái tiêu dùng "tất cả trong một" WINLife, đáp ứng các nhu cầu tai chính và phi tài chính của người tiêu dùng tại một điểm. Sáng kiến này tạo cơ hội cho Techcombank nhân rộng dịch vụ tài chính, tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tại hơn 3.000 cửa hàng của Masan trên toàn quốc.
Cuối năm ngoái, Techcombank cũng ký kết hợp tác toàn diện cùng Công ty cổ phần MISA xây dựng hệ sinh thái tài chính số cho doanh nghiệp SME, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro vận hành và chi phí hoạt động. Thông qua đó, doanh nghiệp SME sẽ được hỗ trợ các giải pháp quản lý dòng tiền, được tài trợ nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo tối ưu lợi tức cũng như nguồn vốn.
Những chiến lược kinh doanh đúng đắn, trong đó có chiến lược xây dựng hệ sinh thái và mở rộng hợp tác đã giúp Techcombank đạt được 2 điều. Một là liên tục gia tăng số lượng khách hàng (hiện cung cấp dịch vụ cho hơn 11,2 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp). Hai là khi quy mô khách hàng ngày một lớn như vậy (chiếm đến hơn 11% dân số), Techcombank vẫn có thể phục vụ tốt đến nhu cầu của từng người.
Ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank cho biết: "Quan hệ đối tác của Techcombank đã mở đường cho nhiều thành tựu đặc biệt của ngành ngân hàng Việt Nam. Điều này không chỉ giúp Techcombank thực thi chiến lược và dẫn dắt hành trình chuyển đổi số cần thiết của ngành tài chính Việt Nam, mà còn giúp chúng tôi trở thành hình mẫu cho các ngân hàng khác trên thị trường".
Nhịp sống kinh tế