Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam nên làm gì để ngăn làn sóng hàng hóa Trung Quốc chuyển hướng sang Việt Nam?
“Không nên nghĩ rằng Việt Nam sẽ không bị tổn thương trước 1 cuộc chiến thương mại tầm cỡ toàn cầu”, Eugenia Victorino – chuyên gia kinh tế của ANZ Singapore nhận định.
- 16-07-2018Đông Nam Á chuẩn bị là nạn nhân kế tiếp của chiến tranh thương mại?
- 15-07-2018OPEC cảnh báo những "rủi ro" từ chiến tranh thương mại đối với thị trường dầu mỏ
- 14-07-2018Tesla, BMW vừa giúp Trung Quốc "ghi bàn thắng mở tỉ số vào lưới Mỹ" và khôn khéo né được việc trở thành nạn nhân của chiến tranh thương mại
Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đều là những thị trường xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam đang cố gắng tìm cách bảo vệ mình khỏi những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang leo thang nhanh chóng.
Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) vừa có báo cáo lên Bộ Kế hoạch đầu tư đánh giá về những tác động có thể có đối với Việt Nam từ cuộc chiến thương mại này, đồng thời nêu một số đề xuất để bảo vệ nền kinh tế. Đồng thời, các chuyên gia kinh tế ở các tổ chức nghiên cứu khác của Việt Nam cũng đang đưa ra những đề xuất bao gồm việc Chính phủ nên xem xét tăng tỷ giá và áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế làn sóng hàng hóa Trung Quốc có thể tràn sang Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc NCIF, cho biết: "Nếu như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang với những động thái ăn miếng trả miếng tiếp diễn, hoạt động xuất khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể suy giảm, hoạt động sản xuất trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng".
Giới phân tích cho rằng do tăng trưởng chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu và dòng vốn FDI, kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương khi căng thẳng giữa Mỹ và các đối tác thương mại như Trung Quốc hay EU tăng lên.
"Không nên nghĩ rằng Việt Nam sẽ không bị tổn thương trước 1 cuộc chiến thương mại tầm cỡ toàn cầu", Eugenia Victorino – chuyên gia kinh tế của ANZ Singapore nhận định. "Kinh tế Việt Nam đã gắn khá chặt với chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ nên thận trọng khi đưa ra các chính sách - cả đối nội và đối ngoại - để có thể giảm thiểu rủi ro".
Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cao cấp của BIDV, phá giá tiền đồng có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng cũng sẽ làm tăng lạm phát và gia tăng chi phí nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước, do đó phải hết sức cẩn thận. Ông Lực cho rằng mức tăng tỷ giá USD/VND khoảng 2% cho cả năm 2018 sẽ là mức hợp lý. Tiền đồng đã giảm giá hơn 1% trong 6 tháng đầu năm.
Đầu tháng 7 Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã cho biết bộ này đang tìm phương án để đối phó với tình huống các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc như dệt may, da giày và đồ gỗ tràn sang Việt Nam sau khi bị Mỹ áp thuế. Cả ông Lực và ông Khôi đều cho rằng các bộ ngành nên phối hợp cùng nhau để đưa ra những biện pháp phi thuế quan như tăng cường kiểm tra chất lượng tại các điểm kiểm soát biên giới, hay nâng cao yêu cầu về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế hàng hóa Trung Quốc tràn sang.
Trong khi đó ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) – cho rằng giảm chi phí cho các nhà xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất bằng cách cắt giảm tối đa các thủ tục và giấy phép, đồng thời tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới cũng là 1 trong những giải pháp cần thiết.
Bloomberg
- Lĩnh vực chế tạo sản xuất của Trung Quốc "ngấm đòn" chiến tranh thương mại
- Cuộc chiến thương mại nóng bỏng nhìn từ hành trình xuyên Thái Bình Dương của một chiếc thắt lưng da
- Công ty Mỹ ở Trung Quốc cảm nhận rõ ràng những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại
- Economist: Chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài?
- Walmart điêu đứng vì thuế quan của ông Trump