Chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump ảnh hưởng tới các nước như thế nào?
Nước Mỹ sẽ thiếu vắng trên các mặt trận với vai trò đứng đầu về nhân quyền, nhân tố tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay nước tiên phong trong kiến tạo hòa bình, xóa giảm nghèo đói.
- 30-01-2017Chính quyền Donald Trump đưa người có thẻ xanh khỏi danh sách cấm cửa
- 29-01-2017Tuần lễ đầu tiên quá ồn ào của Tổng thống Donald Trump
- 05-01-2017Obama bị chỉ trích khi tự hào nước Mỹ không khủng bố trong 8 năm cầm quyền
Chỉ vài phút sau khi Donald Trump chính thức trở thành tổng thống Mỹ, trang web WhiteHouse.gov của nhà Trắng đã cập nhật những ưu tiên mới của tân tổng thống. Trong đó, chính sách đối ngoại của Trump là “Nước Mỹ trước tiên” – ưu tiên lợi ích của nước Mỹ.
Trump tỏ rõ quan điểm dân tộc kiên định cho nước Mỹ và đặt lợi ích của Mỹ lên hàng đầu. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông ít đề cập đến việc hợp tác hay xây dựng quan hệ quốc tế. Thay vào đó, Trump bridges. Instead, Trump tỏ rõ quan điểm: “Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã làm giàu cho ngành công nghiệp của các nước khác và trả giá bằng ngành công nghiệp của Mỹ, hỗ trợ quân sự cho nhiều nước. Chúng ta đã bảo vệ biên giới của nước khác trong khi bỏ bê chính biên giới của mình và chi hàng nghìn tỷ USD ra nước ngoài trong khi ngành công nghiệp Mỹ rơi vào tình trạng trì trệ. Chúng ta đã làm giàu cho nước khác trong khi tài sản, sức mạnh và sự tự tin của chính nước Mỹ lại mất tăm”.
Giờ sẽ không còn như vậy nữa.
“Kể từ giây phút này”, Trump tuyên bố, “lợi ích của nước Mỹ sẽ được đặt lên hàng đầu”.
Trên thực tế, đây là chính sách bảo hộ quốc tế nhằm tiêu diệt chủ nghĩa “khủng bố Hồi giáo cực đoan” và đàm phán những thỏa thuận thương mại tốt hơn. Nước Mỹ sẽ thiếu vắng trên các mặt trận với vai trò đứng đầu về nhân quyền, nhân tố tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay nước tiên phong trong kiến tạo hòa bình, xóa giảm nghèo đói. Theo Politico, Trump muốn thay đổi bộ mặt Bộ Ngoại giao Mỹ theo cách này, ưu tiên chống khủng bố và thu thập tin tình báo (ông thường xuyên dùng cụm từ “Hồi giáo cực đoan” khi nói trước công chúng).
Điều này cũng có nghĩa là thay đổi tư duy căn bản về nhiệm vụ của cơ quan này, đồng nghĩa với phân bổi ngân sách sẽ thay đổi lớn.
Cựu tổng thống Barrack Obama đề xuất ngân sách 50,1 tỷ USD cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế trong năm 2017. Một phần số tiền này được chi cho hỗ trợ an ninh, nhưng phần lớn dành cho viện trợ phát triển và kinh tế. Theo Washington Post, số tiền này “sẽ được dùng để đảm bảo lợi ích chiến lược của Mỹ ở nước ngoài và hỗ trợ các tổ chức quốc tế trong cuộc chiến chống khủng hoảng nhân đạo, biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm và nhiều vấn đề khác”.
Dưới đây là phân bổ ngân sách của Bộ Ngoại giao và Tổ chức phát triển quốc tế Mỹ năm 2017 do cựu tổng thống Obama đề xuất.
Tuy nhiên, dưới chính quyền Trump, phân bổ này có thể sẽ thay đổi rất nhiều.
Tất nhiên, các quốc gia trên thế giới chịu những tác động khác nhau từ chính sách này của Trump. Đa số khoản chi trên của Mỹ dành cho các quốc gia châu Phi, hướng tới mục tiêu về sức khỏe như điều trị HIV/AIDS. Afghanistan là một trong những nước nhận được khoản tiền này nhiều nhất. 15 năm sau cuộc chiến tranh với Mỹ, Afganistan đang dùng tiền của Mỹ để “xây dựng lại cơ sở vật chất tồi tàn” tại quốc gia này.
Dưới đây là dự tính phân bổ ngân sách của Bộ ngoại giao Mỹ và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ trong năm 2017.
Khả năng cân nhắc lại các khoản viện trợ quân sự nước ngoài của Mỹ là không lớn. Hiện 75% viện trợ quân sự trực tiếp của Mỹ dành cho Israel và Ai Cập. “Israel là nước nhận được viện trợ từ Mỹ nhiều nhất kể từ Thế chiến thứ II is the largest recipient of U.S. aid since World War II — quốc gia này khai sinh vào năm 1948. Còn Ai Cập nhận được khoản viện trợ béo bở từ Mỹ bằng cách đồng ý thỏa thuận hòa bình với Israel do Mỹ làm trung gian của hiệp ước Trại David năm 1978”, Washington Post cho hay.
Cũng có thể các khoản viện trợ quân sự không bị cắt giảm đáng kể. Bởi sau tất cả, các điều khoản cho thấy những nước nhận viện trợ từ Mỹ dùng số tiền đó cho các hợp đồng quốc phòng với Mỹ. (Trừ Israel dùng 26% số tiền viện trợ nhận được vào quốc phòng của riêng nước mình).
Dưới đây là 10 quốc gia nhận được nhiều tiền nhất từ Bộ ngoại giao Mỹ.