Cần siết những gì ở các ban quản lý dự án?
"Lâu nay, nói đến chất lượng công trình thì thường đổ lỗi ngay do nhà thầu thi công, GPMB mà ít đề cập đến trách nhiệm của ban QLDA", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Trong bối cảnh ngành GTVT đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhất là mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa ban hành quy định 12 điều cấm các ban QLDA không được phép vi phạm thì việc siết chặt quản lý các ban QLDA là điều tất yếu. Tuy nhiên, quản thế nào, xử lý các mối quan hệ giữa các chủ thể khác ra sao thì cần phải thật cụ thể và điều quan trọng nhất là phải phân định rạch ròi trách nhiệm.
Nhiều yếu kém, bất cập
Theo dõi hoạt động của các ban QLDA ngành GTVT trong những năm gần đây, thực sự còn nhiều điều đáng bàn, cả về tổ chức lẫn mô hình. Mặc dù Bộ GTVT đã có nhiều biện pháp được coi là khá mạnh tay, đặc biệt là rà soát, xếp loại các ban QLDA theo thang điểm để có sự lựa chọn phù hợp cho từng loại dự án, công trình. Mới đây nhất, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ban hành Quyết định 592 quy định 12 điều ban QLDA và công chức, viên chức trực thuộc không được làm khi quản lý các dự án do Bộ GTVT giao. Các quy định này để siết chặt quản lý và nâng cao hiệu quả, trách nhiệm các Ban QLDA, từ đó tạo những chuyển biến mạnh hơn về chất lượng, tiến độ công trình.
Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm 2014, người đứng đầu ngành GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi hóc búa đối với các ban QLDA này. Chẳng hạn như: Chất lượng công trình kém, tiến độ chậm thì trách nhiệm ban QLDA đến đâu, hay công trình kém là đổ hết lỗi cho nhà thầu? Quản các ban QLDA thế nào để chất lượng công trình tốt hơn, tiến độ nhanh hơn, vốn đầu tư được tiết kiệm?...
Liên quan đến hoạt động của các ban QLDA, ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, cách thức tổ chức hoạt động các đơn vị này chưa có sự thống nhất, mỗi ban thực hiện một phách. Chẳng hạn, có ban giao một phòng thực hiện toàn bộ công việc từ đầu đến cuối, nhưng cũng có đơn vị lại giao nhiệm vụ quản lý dự án cho nhiều phòng chức năng, mỗi phòng thực hiện một số nhiệm vụ.
Ông Sanh cho biết thêm, chất lượng cán bộ tại các Ban QLDA hiện chưa cao, vẫn thiếu chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Sau vụ việc PMU 18, nhiều cán bộ giỏi tại các ban QLDA chuyển công tác ra các đơn vị ngoài ngành, có chế độ đãi ngộ tốt hơn nên tình trạng thiếu nhân sự chủ chốt dẫn đến sự chậm trễ trong giải quyết công việc. Hơn nữa, tình trạng tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm vẫn còn đeo bám, phần nào cản trở sự sáng tạo, đột phá trong quy trình thực hiện dự án.
Ngay việc loay hoay tìm hướng đi, lựa chọn mô hình truyền thống hay chuyển sang doanh nghiệp, các ban QLDA cũng còn nhiều lúng túng. Đơn cử Ban QLDA 1, từ năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT về việc thí điểm xây dựng chuyển từ đơn vị sự nghiệp sang công ty TNHH MTV (100% vốn Nhà nước). Mặc dù vậy, cho đến nay, sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, lãnh đạo Ban QLDA 1 vẫn quyết định đi theo mô hình quản lý dự án truyền thống.
Cũng tương tự là trường hợp của các Ban QLDA 2 và 85. Cả hai đơn vị đều trong diện chuyển đổi của Bộ GTVT năm 2012, tuy nhiên, sau nhiều năm chuẩn bị, đến nay cả hai đơn vị vẫn phải hoạt động theo mô hình cũ. Chỉ có Ban QLDA Mỹ Thuận năm 2011 đã được chuyển đổi thành Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và dự kiến trong năm nay Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chuyển đổi thành Tổng công ty Đầu tư và khai thác đường Hồ Chí Minh.
Trọng tâm năm 2014 của Bộ GTVT là siết chặt quản lý các ban QLDA để nâng cao tiến độ, chất lượng và hiệu quả công trình
Phân định rạch ròi trách nhiệm
Với việc ngành GTVT đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhất là trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình thì việc siết chặt quản lý các ban QLDA là điều tất yếu. Tiến độ, chất lượng của hầu hết công trình giao thông đều đã được nâng lên rõ rệt, nên đòi hỏi tất cả các chủ thể, đặc biệt là các ban QLDA phải có sự chuyển mình theo là rất cấp thiết.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo các ban QLDA cho biết, Bộ GTVT xác định trọng tâm năm 2014, siết chặt quản lý các ban QLDA là hoàn toàn đúng đắn. Bởi, suy cho cùng, ban QLDA là chủ thể chính, đại diện cho Bộ GTVT quản lý nguồn vốn Nhà nước. Ông Hoàng Đình Phúc - Tổng Giám đốc Ban QLDA 1 chia sẻ, bất kỳ ai tham gia vào quá trình triển khai dự án đều phải chịu trách nhiệm với những phần việc mình phụ trách. Vấn đề là chịu trách nhiệm đến đâu thì cần phải rạch ròi.
“Chẳng hạn như việc ban QLDA thuê tư vấn thiết kế, vì không có nghiệp vụ thì các ban QLDA mới phải đi thuê. Nếu tư vấn thiết kế làm không tốt, công trình có sai sót, hoặc thiết kế lãng phí thì tư vấn đó phải chịu trách nhiệm. Với tư vấn giám sát cũng vậy, trách nhiệm của anh là giám sát, tư vấn cho chủ đầu tư những gì diễn ra tại dự án. Nếu anh không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc thông đồng với nhà thầu thì anh cũng phải bị xử lý. Ban QLDA chỉ chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, giám sát và liên đới” - ông Phúc nói.
Đồng quan điểm, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hội KHKT cầu đường VN cho biết, với vai trò trực tiếp quản lý các dự án, ban QLDA là đơn vị đầu tiên và chịu trách nhiệm lớn nhất về công trình đó. Đây là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên để rạch ròi, Bộ GTVT cũng cần quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể. Ai làm ra sản phẩm gì, kể cả được thuê làm thì phải chịu trách nhiệm số một cho sản phẩm ấy.
Tiến sỹ Long lấy ví dụ, đề án khảo sát thiết kế có vấn đề thì rõ ràng tư vấn thiết kế phải chịu, không thể đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Quá trình thi công, nếu nhà thầu làm ẩu, cố tình làm sai thì nhà thầu phải chịu, Ban QLDA liên đới vì không có kiểm tra, giám sát. Kể cả tư vấn giám sát cũng phải chịu trách nhiệm vì không có cảnh báo, giám sát chặt.
Ngoài ra, một chủ thể cần đặc biệt siết chặt nữa theo ông Long là chủ đầu tư. “Chủ đầu tư là nhạc trưởng, điều phối toàn bộ dự án. Chủ đầu tư là người giám sát mọi hoạt động liên quan đến dự án của cả ban QLDA, nhà thầu đến tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát. Khi xảy ra sự cố hay sai phạm, chủ đầu tư phải quy rõ được trách nhiệm của từng chủ thể, nếu không sẽ đùn đẩy, rồi đá quả bóng lên Bộ GTVT thì lại hòa cả làng” - Tiến sỹ Long nói.
Nhiều yếu kém, bất cập
Theo dõi hoạt động của các ban QLDA ngành GTVT trong những năm gần đây, thực sự còn nhiều điều đáng bàn, cả về tổ chức lẫn mô hình. Mặc dù Bộ GTVT đã có nhiều biện pháp được coi là khá mạnh tay, đặc biệt là rà soát, xếp loại các ban QLDA theo thang điểm để có sự lựa chọn phù hợp cho từng loại dự án, công trình. Mới đây nhất, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ban hành Quyết định 592 quy định 12 điều ban QLDA và công chức, viên chức trực thuộc không được làm khi quản lý các dự án do Bộ GTVT giao. Các quy định này để siết chặt quản lý và nâng cao hiệu quả, trách nhiệm các Ban QLDA, từ đó tạo những chuyển biến mạnh hơn về chất lượng, tiến độ công trình.
Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm 2014, người đứng đầu ngành GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi hóc búa đối với các ban QLDA này. Chẳng hạn như: Chất lượng công trình kém, tiến độ chậm thì trách nhiệm ban QLDA đến đâu, hay công trình kém là đổ hết lỗi cho nhà thầu? Quản các ban QLDA thế nào để chất lượng công trình tốt hơn, tiến độ nhanh hơn, vốn đầu tư được tiết kiệm?...
Liên quan đến hoạt động của các ban QLDA, ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, cách thức tổ chức hoạt động các đơn vị này chưa có sự thống nhất, mỗi ban thực hiện một phách. Chẳng hạn, có ban giao một phòng thực hiện toàn bộ công việc từ đầu đến cuối, nhưng cũng có đơn vị lại giao nhiệm vụ quản lý dự án cho nhiều phòng chức năng, mỗi phòng thực hiện một số nhiệm vụ.
Ông Sanh cho biết thêm, chất lượng cán bộ tại các Ban QLDA hiện chưa cao, vẫn thiếu chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Sau vụ việc PMU 18, nhiều cán bộ giỏi tại các ban QLDA chuyển công tác ra các đơn vị ngoài ngành, có chế độ đãi ngộ tốt hơn nên tình trạng thiếu nhân sự chủ chốt dẫn đến sự chậm trễ trong giải quyết công việc. Hơn nữa, tình trạng tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm vẫn còn đeo bám, phần nào cản trở sự sáng tạo, đột phá trong quy trình thực hiện dự án.
Ngay việc loay hoay tìm hướng đi, lựa chọn mô hình truyền thống hay chuyển sang doanh nghiệp, các ban QLDA cũng còn nhiều lúng túng. Đơn cử Ban QLDA 1, từ năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT về việc thí điểm xây dựng chuyển từ đơn vị sự nghiệp sang công ty TNHH MTV (100% vốn Nhà nước). Mặc dù vậy, cho đến nay, sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, lãnh đạo Ban QLDA 1 vẫn quyết định đi theo mô hình quản lý dự án truyền thống.
Cũng tương tự là trường hợp của các Ban QLDA 2 và 85. Cả hai đơn vị đều trong diện chuyển đổi của Bộ GTVT năm 2012, tuy nhiên, sau nhiều năm chuẩn bị, đến nay cả hai đơn vị vẫn phải hoạt động theo mô hình cũ. Chỉ có Ban QLDA Mỹ Thuận năm 2011 đã được chuyển đổi thành Tổng công ty Đầu tư phát triển và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và dự kiến trong năm nay Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chuyển đổi thành Tổng công ty Đầu tư và khai thác đường Hồ Chí Minh.
Trọng tâm năm 2014 của Bộ GTVT là siết chặt quản lý các ban QLDA để nâng cao tiến độ, chất lượng và hiệu quả công trình
Với việc ngành GTVT đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhất là trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình thì việc siết chặt quản lý các ban QLDA là điều tất yếu. Tiến độ, chất lượng của hầu hết công trình giao thông đều đã được nâng lên rõ rệt, nên đòi hỏi tất cả các chủ thể, đặc biệt là các ban QLDA phải có sự chuyển mình theo là rất cấp thiết.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo các ban QLDA cho biết, Bộ GTVT xác định trọng tâm năm 2014, siết chặt quản lý các ban QLDA là hoàn toàn đúng đắn. Bởi, suy cho cùng, ban QLDA là chủ thể chính, đại diện cho Bộ GTVT quản lý nguồn vốn Nhà nước. Ông Hoàng Đình Phúc - Tổng Giám đốc Ban QLDA 1 chia sẻ, bất kỳ ai tham gia vào quá trình triển khai dự án đều phải chịu trách nhiệm với những phần việc mình phụ trách. Vấn đề là chịu trách nhiệm đến đâu thì cần phải rạch ròi.
“Chẳng hạn như việc ban QLDA thuê tư vấn thiết kế, vì không có nghiệp vụ thì các ban QLDA mới phải đi thuê. Nếu tư vấn thiết kế làm không tốt, công trình có sai sót, hoặc thiết kế lãng phí thì tư vấn đó phải chịu trách nhiệm. Với tư vấn giám sát cũng vậy, trách nhiệm của anh là giám sát, tư vấn cho chủ đầu tư những gì diễn ra tại dự án. Nếu anh không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc thông đồng với nhà thầu thì anh cũng phải bị xử lý. Ban QLDA chỉ chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, giám sát và liên đới” - ông Phúc nói.
Đồng quan điểm, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hội KHKT cầu đường VN cho biết, với vai trò trực tiếp quản lý các dự án, ban QLDA là đơn vị đầu tiên và chịu trách nhiệm lớn nhất về công trình đó. Đây là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên để rạch ròi, Bộ GTVT cũng cần quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể. Ai làm ra sản phẩm gì, kể cả được thuê làm thì phải chịu trách nhiệm số một cho sản phẩm ấy.
Tiến sỹ Long lấy ví dụ, đề án khảo sát thiết kế có vấn đề thì rõ ràng tư vấn thiết kế phải chịu, không thể đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Quá trình thi công, nếu nhà thầu làm ẩu, cố tình làm sai thì nhà thầu phải chịu, Ban QLDA liên đới vì không có kiểm tra, giám sát. Kể cả tư vấn giám sát cũng phải chịu trách nhiệm vì không có cảnh báo, giám sát chặt.
Ngoài ra, một chủ thể cần đặc biệt siết chặt nữa theo ông Long là chủ đầu tư. “Chủ đầu tư là nhạc trưởng, điều phối toàn bộ dự án. Chủ đầu tư là người giám sát mọi hoạt động liên quan đến dự án của cả ban QLDA, nhà thầu đến tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát. Khi xảy ra sự cố hay sai phạm, chủ đầu tư phải quy rõ được trách nhiệm của từng chủ thể, nếu không sẽ đùn đẩy, rồi đá quả bóng lên Bộ GTVT thì lại hòa cả làng” - Tiến sỹ Long nói.
Theo Đ.Thắng - T.Mạnh