MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS chưa kịp phát huy tác dụng đã lộ bất cập

03-09-2013 - 15:26 PM |

Hàng loạt dự án nhà ở ra đời sau Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS do những bất cập, lỗ hổng nhiều chủ đầu tư dự án BĐS chỉ nhắm đến việc thu tiền của khách hàng.

 Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đang có một đợt giám sát thực hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sau 8 năm thực hiện Luật Nhà ở, 7 năm thực hiện Luật Kinh doanh BĐS…

Theo đánh giá của các đại biểu, sau 8 năm thực hiện Luật Nhà ở và 7 năm thực hiện Luật Kinh doanh BĐS mặc dù có những thành công nhất định nhưng có một điểm chung đó là những nhận định tương đối thống nhất từ đợt giám sát và hội nghị tổng kết đó là luật chưa thực sự đi vào cuộc sống đã bộc lộ quá nhiều bất cập.

Báo cáo của Bộ Xây dựng, so với năm 1999 thì hiện nay diện tích nhà ở của cả nước tăng gấp 2 lần từ 709 triệu mét vuông lên khoảng 1,6 tỉ mét vuông. diện tích bình quân nhà ở cũng tăng gần gấp đôi từ 9,68m2 lên 19m2.

Hiện nay cả nước có hơn 3.700 dự án nhà ở, khu đô thị mới đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng với hơn 90.100ha. Hoạt động kinh doanh BĐS phát triển giúp làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2002 thu ngân sách từ BĐS chỉ đạt 5.486 tỉ đồng thì đến năm 2011 tăng lên 67.000 tỉ đồng. Riêng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 27.000 tỉ đồng.

Đầu tư nước ngoài vào BĐS cũng tăng cao, cả nước có 303 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 45,9 tỉ USD, chiếm 25 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào VN… Đó là một phần của thành quả sau 8 năm thực hiện Luật Nhà ở, 7 năm thực hiện Luật Xây dựng.

Mặc dù có những thành công vượt bậc, tuy nhiên mặt hạn chế vẫn rất nóng bỏng, đặc biệt là những bất cập này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

Đại diện của Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM tại các buổi giám sát cho rằng, do luật chưa quy định chặt chẽ nên người dân không thể an tâm khi mua nhà. Mặc dù có Luật Kinh doanh BĐS nhưng tính an toàn trong giao dịch gần như không có, không cơ quan nào đảm bảo giao dịch an toàn cho người dân. Hàng loạt vụ tranh chấp xảy ra và người dân là những người nắm đằng lưỡi….

Nhiều vụ mua bán thông qua công chứng một cách hẳn hoi nhưng giấy tờ giả vẫn lọt qua cửa công chứng. Khi xảy ra sự cố thì Luật Kinh doanh BĐS cũng không quy định rõ cán bộ công chứng, cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm.

Không chỉ có vậy, hàng loạt dự án nhà ở ra đời sau Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS do những bất cập, lỗ hổng nhiều chủ đầu tư dự án BĐS chỉ nhắm đến việc thu tiền của khách hàng trong khi nghĩa vụ chăm lo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật bị làm ngơ hoặc xem nhẹ.

Khi tham gia đoàn giám sát, nghe báo cáo của các địa phương, ông Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế của Uỷ ban Trung ương MTTQVN, cho rằng 70% hạ tầng các dự án chưa hoàn thành. DN bán nhà rồi bỏ đi cuối cùng Nhà nước gánh, người dân chịu hậu quả. Chưa có chế tài chặt chẽ, ràng buộc nhà đầu tư như vậy luật đi vào thực tế quá ít.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch thì cho rằng: “Luật Kinh doanh BĐS ra đời có bớt nhốn nháo không hay cũng y thế, mua đất phân lô bán nền vẫn diễn ra ồ ạt. Tôi thấy tác động của luật này có vấn đề, có quá nhiều bất cập”!

Theo Quỳnh Mai

ngatt

Người Lao Động

Trở lên trên