Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 2021 có gì mới?
Từ 2021, thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì người lao động được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương.
- 06-11-2020Ông Nguyễn Xuân Thành: GDP Việt Nam có thể tăng 6,9% năm 2021, phục hồi từ quý II
- 06-11-2020Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khi triển khai diện rộng 5G, chúng ta sẽ có thiết bị 5G của Việt Nam
- 06-11-2020Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tiến độ thu phí tự động không dừng đã chậm 2 năm!
Dưới tác động của Covid-19, chính sách tiền lương năm 2021 liệu có thay đổi so với năm 2020; sau đây là những thông tin quan trọng mà người lao động, cán bộ, công chức, viên chức cần biết:
1. Chính sách tiền lương năm 2021 khu vực doanh nghiệp của người lao động
Năm 2021 là năm đầu tiên Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng với nhiều điểm mới trong quy định về lương thưởng. Ngoài ra dưới tác động của Covid-19 thì chính sách tiền lương năm 2021 khu vực doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, cụ thể:
Lương tối thiểu vùng 2021: Đề xuất không tăng
Theo thông lệ hàng năm Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt mức lương tối thiểu vùng và trình Chính phủ quyết định, thông qua Nghị định về lương tối thiểu vùng.
Kể từ năm 2008 đến nay, 2021 là năm đầu tiên mà Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng, các năm trước đều tăng.
Như vậy, tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng khi Chính phủ đồng ý và chính thức ban hành Nghị định mới.
Nhiều điểm mới trong quy định về tiền lương của người lao động
- Người lao động không phải trả phí mở tài khoản nếu doanh nghiệp chuyển lương qua thẻ
Trước đây loại phí này do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận mà dễ thấy là rất nhiều người lao động phải trả khoản phí này.
- Thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
Từ 2021, thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì người lao động được nghỉ 3 ngày và hưởng nguyên lương.
Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp "con đẻ", "con nuôi" kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (hiện hành, quy định "con" kết hôn thì nghỉ 1 ngày); "con đẻ", "con nuôi" chết thì được nghỉ 3 ngày (hiện hành quy định "con" chết thì nghỉ 3 ngày).
- Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động vào mỗi lần trả lương.
2. Chính sách tiền lương năm 2021 khu vực công
- Năm 2021, dự kiến chưa thực hiện cải cảnh tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân
Do tác động của Covid-19 mà kế hoạch cải cách tiền lương sẽ lùi lại và dự kiến bắt đầu áp dụng từ 1-7-2022 thay vì áp dụng từ 1-7-2021.
- Chưa có thông tin về việc sẽ tăng lương cơ sở 2021: Kể từ thời điểm Bộ Chính trị, Quốc hội quyết định chưa tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2020 cho đến nay vẫn chưa có thông tin về việc Quốc hội, Chính phủ xem xét việc tăng lương cơ sở đợt tiếp theo.
Như vậy, chính sách tiền lương năm 2021 khu vực công đối với cán cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân dự kiến sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2020. Có chăng chỉ là sự thay đổi về mức lương cơ sở, các chế độ phụ cấp vẫn sẽ giữ nguyên.
Kiến nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2020, Bộ được giao nhiệm vụ dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và giờ áp dụng cho năm 2021 để báo cáo Thủ tướng ký ban hành.
Nhiệm vụ này được giao khi chưa bùng phát dịch Covid-19, kinh tế-xã hội tiếp tục tăng trưởng tốt, nên có cơ sở để tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.
Tuy nhiên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội.
Dịch bệnh đã khiến tình hình kinh tế-xã hội trong nước bị tác động nghiêm trọng. 6 tháng đầu năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, thấp nhất so với cùng kỳ 10 năm qua.
Thị trường lao động bị tác động nghiêm trọng, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động bị sụt giảm mạnh. Số lao động mất việc làm, có thể đến 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng do nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập và nghỉ việc. Đến nay vẫn chưa thể dự báo được diễn biến dịch bệnh và tác động tới nền kinh tế.
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã nhóm họp 2 lần để thảo luận về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 và đi đến thống nhất khuyến nghị là tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho tới hết năm 2021.
Ngoài ra, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đề xuất chưa ban hành mới về mức lương tối thiểu theo giờ để đồng bộ với phạm vi, đối tượng áp dụng mức lương tối thiếu theo tháng.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan này thống nhất với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia về phương án lương tối thiểu năm 2021.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ cho phép chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, chưa quy định lương tối thiểu theo giờ. Chuyển sang thực hiện nghiên cứu tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm thích hợp của năm 2021, dự kiến quý III/2021.
Theo Người lao động