Chịu thua Trung Quốc trong một ngành quan trọng: Châu Âu bắt đầu hành động
CNBC dẫn lời các CEO trong ngành cho biết, các nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu cảnh giác với sự cạnh tranh do những công ty Trung Quốc mang lại.
- 05-09-2023Liên tục giảm tốc, kinh tế Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt được Mỹ?
- 05-09-2023Sàn TMĐT 1 năm tuổi đe dọa vị thế Shopee, Lazada, khiến quốc gia ĐNÁ phải xem xét cấm nhập khẩu hàng giá rẻ từ Trung Quốc
- 05-09-2023Tuabin gió khổng lồ của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới: Sở hữu sải cánh rộng bằng 7 sân bóng đá, vừa 'chạy' đã tạo đủ điện cho 170.000 gia đình chỉ trong 1 ngày
Châu Âu bắt đầu hành động
Vị trí thống trị của châu Âu trong lĩnh vực ô tô đã được xây dựng lên trong nhiều thập kỷ nhờ khả năng vượt trội trong việc chế tạo động cơ đốt trong. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh này đang trở nên không còn quan trọng khi nhu cầu về xe chạy bằng pin tăng lên và các công ty Trung Quốc được hưởng lợi từ trợ cấp của nhà nước và có thể sản xuất pin với chi phí thấp hơn.
Christophe Périllat, CEO hãng sản xuất phụ tùng xe hơi Pháp Valeo, nói với CNBC hôm 4/9 rằng Trung Quốc hiện là thị trường chính của công ty này bởi những rào cản của động cơ đốt trong đã được dỡ bỏ. Điều này tạo điều kiện cho một làn sóng mới các công ty Trung Quốc ghi dấu ấn không chỉ trong nước mà còn với tư cách là các nhà xuất khẩu tiềm năng.
Sự phát triển này đặt ra mối đe dọa đáng kể cho các gã khổng lồ ô tô của châu Âu như Volkswagen, Renault và BMW, khi họ tìm cách phát triển dòng xe điện và xe hybrid của mình mà không có sự hỗ trợ từ các khoản trợ cấp của nhà nước (giống như Trung Quốc).
Giám đốc điều hành Renault Luca De Meo nói với CNBC tại hội nghị IAA Mobility ở Munich hôm 4/9 rằng, nhà sản xuất ô tô Pháp tiếp tục tăng cường đầu tư vào công nghệ mới, nhà máy pin và Gigafactory, đồng thời hy vọng đơn vị xe điện mới của công ty Ampere, sẽ cho phép họ cạnh tranh trong một “môn thể thao khác biệt” với các thị trường truyền thống.
Ông De Meo nói với CNBC: "Trên thực tế, một trong những cam kết mà chúng tôi đang thực hiện với Ampere là cắt giảm 40% chi phí sản xuất và điều này liên quan đến việc đầu tư rất nhiều vào công nghệ, phát triển và kỹ thuật sản xuất”.
"Chúng tôi nghĩ rằng mình có cơ sở và sự tự tin để làm điều đó, sẽ mất một thời gian vì các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Trung Quốc đã bắt đầu trước châu Âu. Và đó là một cuộc cạnh tranh còn chúng tôi thì đã sẵn sàng tham chiến."
Gã khổng lồ Đức đã thành lập công ty phần mềm ô tô CARIAD, đồng thời hợp tác với công ty khởi nghiệp xe điện Xpeng của Trung Quốc, đối tác liên doanh SAIC và công ty lái xe tự hành Horizon Robotics.
Giám đốc điều hành Volkswagen Oliver Blume cho biết: "Cạnh tranh cũng là một khía cạnh tích cực để chúng tôi cải thiện bản thân. Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng và chúng tôi vẫn đang tiếp tục đầu tư mạnh vào đó."
Ông nói thêm rằng, Volkswagen đã đưa ra các sáng kiến chi phí rất lớn cũng như nhìn thấy những cơ hội lớn để mở rộng quy mô sản xuất xe điện đồng thời giảm 50% chi phí sản xuất pin.
"Một mặt, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm về khả năng lái của ô tô, chúng tôi có các tiêu chuẩn chất lượng cao lại Tập đoàn Volkswagen, và chúng tôi đang tập trung vào thiết kế. Tập đoàn Volkswagen có tiếng về thương hiệu và đây là một lợi thế rất lớn so với các đối thủ mới," ông Blume nói.
"Mặt khác, chúng tôi phải tăng tốc về điện khí hóa, số hóa,... do đó, chúng tôi đang phát triển nền tảng của riêng mình. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là tốc độ."
Châu Âu di chuyển chậm
Các nhà nghiên cứu kim loại tại CRU cho biết, trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã xây dựng các nhà máy pin với tốc độ chóng mặt.
Họ nhấn mạnh, ngay cả ở mức hiện tại, công suất vẫn gấp đôi mức cần thiết, kể cả khi toàn bộ phương tiện của Trung Quốc được chuyển đổi thành xe điện chạy pin.
"Một nhà máy sản xuất pin cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào chi phí điện. Bởi đó là chi phí lớn nhất nếu bạn sản xuất pin và đây là yếu tố sẽ "làm khó" châu Âu. Giá điện của chúng tôi so với ở Trung Quốc và Bắc Mỹ là quá cao"- Giám đốc điều hành Skoda Klaus Zellmer nói với CNBC.
Tại Mỹ, Đạo luật Giảm lạm phát mang tính bước ngoặt của Tổng thống Joe Biden đã phân bổ 370 tỷ USD cho các khoản đầu tư vào khí hậu và năng lượng sạch, mở rộng đáng kể các khoản tín dụng thuế và các ưu đãi khác cho sản xuất xe sạch, cùng với việc hỗ trợ chuỗi cung ứng BEV trong nước.
Hiện có nhiều khoản trợ cấp và ưu đãi khác nhau dành cho các công ty châu Âu, nhưng Zellmer cho biết những khoản trợ cấp và ưu đãi này "khó so sánh được với ở Mỹ và ở Trung Quốc".
Phụ nữ Việt Nam