MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cho hàng xóm mượn vườn trồng rau, sau 3 năm “đòi lại” thì vườn có “chủ mới”: Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời

28-09-2023 - 21:20 PM | Sống

Cho hàng xóm mượn vườn trồng rau, sau 3 năm “đòi lại” thì vườn có “chủ mới”: Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời

Có lòng tốt cho bà cụ hàng xóm mượn vườn trồng trọt, ông cụ Trung Quốc suýt mất luôn gia tài.

Tại Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có gia đình ông Lưu dù sống ở thành phố nhưng vẫn còn một ngôi nhà của tổ tiên ở vùng nông thôn. Vì ít khi về làng, ngôi nhà này gần như bị bỏ hoang, trong sân vườn cỏ mọc um tùm, không có người dọn dẹp.

Thấy vậy, hàng xóm của họ là bà Lý đã ngoài 70 tuổi đã liên hệ với gia đình để mượn đất làm vườn, tiến hành trồng trọt. Gia đình ông Lưu đều là những người tốt bụng, cảm thấy bà Lý là hàng xóm quen biết đã lâu nên sau khi suy nghĩ cũng đã đồng ý với yêu cầu trên. Ông Lưu cho bà Lý mượn sân vườn, giao chìa khóa giao bà, nhờ bà trông hộ mảnh đất của gia tiên cẩn thận.

Suýt “mất vườn” vì cho hàng xóm “mượn”

Cũng từ đó, khoảng sân nhỏ của gia đình ông Lưu trở thành vườn rau của bà Lý. Rau nhà bà cụ này trồng vừa để ăn, vừa để bán. Điều này cũng giúp bà cụ có thêm một khoản tiền nhỏ để trang trải cuộc sống. Bằng cách này, gia đình ông Lưu đã hoàn toàn tin tưởng và giao ngôi nhà cũ cho bà Lý. Cũng vì có người trông coi nên gia đình ông trong nhiều năm không còn về quê thăm nhà cũ.

Cho hàng xóm mượn vườn trồng rau, sau 3 năm “đòi lại” thì vườn có "chủ mới": Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Toutiao

Gắn bó với mảnh vườn quá lâu, thời gian trôi qua, bà Lý có cảm giác như đây là nhà của chính mình, thậm chí bà còn muốn bỏ luôn căn nhà hoang để tăng diện tích đất trồng trọt. Tuy nhiên sau 3 năm cho hàng xóm mượn vườn, gia đình ông Lưu cũng có kế hoạch mới cho ngôi nhà cũ của gia tiên.

Theo đó, vì cảm thấy ngôi nhà cũ đã xuống cấp, sợ bị sập nên ông Lưu có ý định xây lại nhà và cải tạo sân vườn. Xét thấy bà Lý trồng rau trong sân không hề dễ dàng, không thể bảo bỏ là bỏ được nên gia đình ông Lưu thu xếp về quê gặp bà Lý để thông báo kế hoạch của gia đình.

Không ngờ, điều khiến ông Lưu vô cùng ngạc nhiên là bà Lý không chịu trả mảnh vườn lại cho gia đình ông. Bà cụ cho biết: “Tôi luôn trông coi mảnh vườn này, bây giờ tôi mới là chủ của nó, cũng là người ra quyết định cuối cùng. Ông không có quyền đòi lại.”

Đối mặt với thái độ gay gắt của bà cụ, gia đình ông Lưu  không còn cách nào khác đành phải đến gặp cán bộ thôn để nhờ giải quyết. Nhiều người dân làng cũng đứng ra khuyên nhủ bà Lý nên trả lại mảnh vườn cho gia đình ông Lưu nhưng bà cụ vẫn bỏ ngoài tai.

Cho hàng xóm mượn vườn trồng rau, sau 3 năm “đòi lại” thì vườn có "chủ mới": Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Toutiao

Thời gian sau đó, để ngăn cản gia đình ông Lưu khởi công xây dựng trên mảnh đất đó, bà Lý còn trồng thêm cây tiêu trong sân. Theo phong tục địa phương ở đây, trong vườn không được phép trồng cây tiêu, do đó, hành vi của bà Lý được xem là có chủ đích chứ không phải vô ý.

Điều này khiến gia đình ông Lưu vô cùng tức giận. Ông yêu cầu bà Lý phải trả lại sân vườn cho mình để sớm khởi công xây dựng theo kế hoạch của gia đình. Thấy vậy, bà Lý bày đủ trò để ngăn cảnh gia đình ông Lưu lấy lại mảnh vườn. Bà cụ này hết khóc lóc, gây rối rồi lại dọa quyên sinh để ngăn cản. Hết cách, gia đình ông Lưu phải “cầu cứu” cảnh sát và khởi kiện bà Lý ra tòa.

Pháp luật vào cuộc  “phân xử”

Sau khi tìm hiểu sự việc, cảnh sát cho rằng mảnh sân vườn này thuộc về gia đình ông Lưu và hành động trồng trọt trên mảnh vườn này của bà Lý chỉ là tạm thời. Việc “mượn vườn” này không ảnh hưởng đến quyền sở hữu vốn có của gia đình ông Lưu. Do đó, gia đình ông Lưu muốn lấy lại mảnh đất nhà họ là điều hợp lý và bà Lý cũng nên chủ động giao lại mảnh vườn đó cho chủ nhân của nó.

Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định, trong trường hợp này, nếu gia chủ yêu cầu quyền đối với tài sản thì người đang sử dụng có trách nhiệm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. Nếu người đang sử dụng tài sản không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có nghĩa họ đang vi phạm pháp luật.

Nói cách khác, bà Lý mượn vườn nhà ông Lưu nên có trách nhiệm thay họ trông nom, bảo vệ. Tuy nhiên, bà cụ này cũng có nghĩa vụ phải trả lại mảnh vườn khi được yêu cầu.

Cho hàng xóm mượn vườn trồng rau, sau 3 năm “đòi lại” thì vườn có "chủ mới": Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận bài học nhớ đời - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Toutiao

Rõ ràng hành vi của bà Lý đã vi phạm pháp luật. Tòa đã yêu cầu bà cụ phải bàn giao lại tài sản - cụ thể là mảnh vườn đã mượn lại cho gia chủ là ông Lưu. Về phía gia đình ông Lưu, vì chỉ muốn lấy lại mảnh vườn nên khi đạt được mục đích, ông cũng không truy cứu trách nhiệm với bà Lý và xin tòa giảm mức án phạt cho người hàng xóm của mình.

Đây không là câu chuyện riêng của ông Lưu, bà Lý mà còn là bài học chung cho tất cả mọi người. Tham lam là nguồn gốc của tội lỗi. Do đó, mọi người chúng ta nên biết kiểm soát dục vọng của bản thân. Nếu cứ muốn biến thứ của người khác thành của riêng thì sớm muộn cũng sẽ phải nhận lấy bài học thích đáng.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên