Cho vay chứng khoán chỉ chiếm 0,5% tổng tín dụng nền kinh tế
Theo số liệu từ NHNN, dư nợ tín dụng chảy vào lĩnh vực chứng khoán đến cuối tháng 6 tăng khoảng 3%, ước đạt 46.700 tỷ đồng, tăng khoảng 400 - 500 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, con số này mới bằng 0,48% tổng dư nợ của cả nền kinh tế.
- 21-06-2021Tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán đang như thế nào?
- 20-06-2021Đâu là tâm điểm chú ý của thị trường tài chính, hàng hóa, chứng khoán, toàn cầu trong tuần tới?
- 20-06-2021Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Chỉ 4 mã tăng giá, VCB tăng mạnh nhất giúp vốn hoá vọt lên cao nhất thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục phá kỷ lục cả về điểm số lẫn thanh khoản từ cuối năm 2020 đến nay. Cùng với đó là những nhận định đầy lạc quan từ các công ty chứng khoán dẫn tới những lo ngại thị trường đang tăng quá nóng.
Tuy nhiên, theo số liệu từ phía NHNN thì con số tín dụng chảy vào thị trường chứng khoán hiện nay không quá lớn, thậm chí là chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tín dụng cung cấp ra nền kinh tế.
Cụ thể, theo thông tin từ Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, dư nợ tín dụng chảy vào lĩnh vực chứng khoán dự kiến đến cuối tháng 6 tăng khoảng 3% nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ (0,48%) trong tổng dư nợ nền kinh tế, ước đạt khoảng 46.700 tỷ đồng, tăng khoảng 400 - 500 tỷ đồng so với cuối năm 2020.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước đang rất quan tâm tới sự tăng trưởng, phát triển của thị trường chứng khoán. Bản thân NHNN cũng đang tiếp tục có giải pháp chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay, "lách" luật, sử dụng vay vốn vay sai mục đích và tăng cường giám sát hoạt động đầu tư chứng khoán.
Trước những diễn biến bất thường của thị trường BĐS, chứng khoán, ngày 14/4, NHNN đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng để đánh giá, nhận diện và cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động tín dụng để có giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, nguyên lý là các thị trường phải thông nhau, tiền từ thị trường này sẽ chảy sang thị trường kia. Đây là quy luật của nền kinh tế thị trường. Về cơ bản, ở các quốc gia phát triển thị trường chứng khoán là kênh vốn chủ yếu và quan trọng của nền kinh tế. Vì thế sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là có vấn đề.
Vai trò của bộ ngành, cơ quan quản lý là kiểm soát, điều tiết đề làm sao dòng tiền đi đúng hướng, có sự cân bằng và phù hợp không để xảy ra bong bóng. Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cho rằng, không phải đơn giản để kiểm soát được đầy đủ dòng chảy của tiền khi Việt Nam là một nước có tỷ lệ sử dụng tiền mặt lớn, ngân hàng có thể kiểm soát dòng tiền luân chuyển ở vòng thứ nhất để yêu cầu sử dụng đúng mục đích nhưng đến vòng 2, 3 thì lại không hề đơn giản.
Trong phát biểu mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, VN-Index đã tăng trên 64% trong vòng một năm qua (tính tới phiên 16/6/2021), nằm trong nhóm chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới. Không chỉ tại Việt Nam, thị trường chứng khoán toàn cầu đã được thúc đẩy bởi làn sóng tiền rẻ từ các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho đến sự tham gia đầy hứng khởi của nhà đầu tư cá nhân. Những tài sản tài chính khác như bất động sản, bitcoin cũng lên cơn sốt và đã có không ít cảnh báo từ giới chuyên gia quốc tế về rủi ro đằng sau đà tăng quá nóng.
Nhà đầu tư