Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch thực hiện cuộc thi tuyển “Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận”. Với cơ cấu giải thưởng từ 500 triệu đồng - 2 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai sẽ lựa chọn các ý tưởng hay đột phá, nội dung quan trọng để đưa vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Long Thành đến năm 2045.
Tỉnh đã giao Sở Xây dựng lập hội đồng, tổ chức thi tuyển từ đầu tháng 4/2024 và kết quả thi tuyển sẽ được công bố vào giữa tháng 08/2024. Do chưa có bản quy hoạch, bản vẽ cụ thể nên dưới đây là những hình ảnh viễn cảnh, tương lai do ứng dụng AI Chat GPT tạo ra:
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV là chủ đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư khái toán khoảng 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), chia làm 3 giai đoạn. Với giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ phục vụ lên 100 triệu hành khách mỗi năm với 4 đường bay. "Đồng Nai đang nắm giữ một tiềm năng to lớn của quốc gia, một lợi thế so sánh quan trọng. Do đó, đô thị Long Thành phải phát triển xứng tầm"- Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định. Trong ảnh là phối cảnh thiết kế của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam .
Theo yêu cầu và định hướng của tỉnh Đồng Nai, Thành phố sân bay Long Thành sẽ có các phân khu chức năng, gồm: Khu thương mại dịch vụ, tài chính, tổ chức sự kiện; khu vực phát triển logistics, công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học;
khu đô thị (đô thị Long Thành mở rộng, Bình Sơn, Phước Thái); khu văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, nghĩ dưỡng và khu nghiên cứu và giáo dục đào tạo.
ACV cho biết trong quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành được phê duyệt, hai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam và đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành đều đi dọc và nằm hoàn toàn ở trong phạm vi giữa tuyến đường trục nội của sân bay Long Thành, trong lòng khoảng cách 40m giữa tuyến đường trục nội cảng.
Theo đề xuất tại nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc hiện nay do Tổng công ty thiết kế công trình giao thông Tedi đang thực hiện thì nhà ga đường sắt sẽ được bố trí ngầm trong phạm vi giữa đường trục chính, về phía trước và cách nhà ga hành khách T1 220m, cách nhà để xe T1 35m. Công trình này khi đưa vào khai thác sẽ được kết nối bởi hệ thống cầu bộ hành để đảm bảo hành khách di chuyển thuận lợi từ công trình nhà ga hành khách T1 thông qua nhà để xe T1 để kết nối tiếp với ga đường sắt.
Vùng 2 theo quy hoạch sẽ là các khu dân cư hiện hữu, khu đô thị thông minh, khu tái định cư, thành phố sân bay. Vùng này được quy hoạch dự kiến với diện tích 15.000ha, tổ chức liên kết 3 - 4 đô thị tạo thành chùm đô thị.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, các khu chức năng của đô thị xung quanh sân bay Long Thành Đồng Nai sẽ được quy hoạch theo mô hình vệ tinh, cách cảng hàng không 15km và được chia thành 5 vùng. Trong đó vùng 1 là các khu chức năng hỗ trợ: các kho trung chuyển, khu công nghiệp, khu Logistics sân bay Long Thành, khu hỗ trợ cảng hàng không. Bí thư Tỉnh Ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, một địa phương vừa có sân bay, vừa có cảng biển là một lợi thế hết sức to lớn.
Vùng 4 gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2.000ha. Vùng 4 được bố trí cách cảng hàng không khoảng 10km.
Vùng 3 là khu chức năng dịch vụ – thương mại với quy mô lớn diện tích khoảng 5.000ha, được bố trí tại các cửa ngõ giao thông vào sân bay.
Vùng này được thiết kế xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu thương mại tự do, dịch vụ hỗ trợ hàng không...Vùng 4 gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2.000ha. Vùng 4 được bố trí cách cảng hàng không khoảng 10km.
Vùng đệm thành phố cách sân bay khoảng 10km sẽ được bố trí quỹ đất phát triển nông-lâm nghiệm xanh, công nghệ cao, hiện đại.
Tuyến giao thông số 1 kết nối giao thông từ sân bay Long Thành đến khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Tây của sân bay. Tuyến số 2 dài 3,5 km nằm trên tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn giữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Cả 2 tuyến đều có vị trí đặc biệt quan trọng giúp kết nối sân bay Long Thành với các tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây cũng như các tuyến đường phía Tây của sân bay.
Đô thị Long Thành đặt mục tiêu sẽ phát triển đạt tiêu chí đô thị loại III trước năm 2030 và sau năm 2030 hướng tới đô thị loại II. Dự báo đến năm 2030 đô thị Long Thành có quy mô dân số khoảng 340-370.000 người và dự báo đến năm 2045 có quy mô khoảng 480-500.000 người.