"Chôn" 20 tỷ xuống bãi đất hoang, 10 năm sau ung dung thu lời gần chục tỷ đồng/năm
Trước đây, trang trại nuôi tôm này chỉ là bãi đất hoang sơ, cỏ mọc um tùm. Đến nay, nó đã trở thành một trung tâm tầm cỡ và hiện đại bậc nhất Quảng Nam.
- 27-10-2021Tôm hùm ở Phú Yên chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại tiền tỷ
- 06-10-2021Tôm nuôi chết hàng loạt vì sốc môi trường
- 11-08-2021Người nuôi oằn mình vì giá tôm giảm mạnh, thức ăn lại tăng
Trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, nông dân Nguyễn Xuân Cần (thôn Kỳ Trân, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) là đại diện cho rất nhiều người nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được bình chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".
Ông Nguyễn Xuân Cần được mệnh danh là "vua tôm" trên đất Quảng Nam. Theo chia sẻ của ông Huỳnh Qưới - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thăng Bình, ông Cần là một trong những gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của Thăng Bình cũng như tỉnh Quảng Nam.
Nói về xuất phát điểm để gắn bó với con tôm thẻ chân trắng, người nông dân này cho biết, sau những tháng ngày lam lũ ở miền Nam với công việc làm thuê, kiếm được ít vốn anh bắt đầu trở về lại quê hương lập nghiệp. Thấy đất tại quê hương bị bỏ hoang, không thể chăn nuôi gia súc ông đã tìm cách thuê lại và nuôi tôm thẻ chân trắng.
"Những năm đầu tôi bắt đầu việc nuôi tôm bằng kinh nghiệm của bản thân tự học hỏi từ những bậc cao niên trong vùng. Những ao nuôi tôm nhỏ lẻ, nuôi theo cách thô sơ, vả lại không có kinh nghiệm nên mấy năm đầu tiên liên tục thua lỗ vì tôm nuôi không lớn, dịch bệnh triền miên", ông Cần chia sẻ.
3 năm đầu tiên, bị thất bại hoàn toàn, bao nhiêu vốn liếng trôi sông trôi bể nhưng không chịu khuất phục, gia đình anh đã mang sổ đỏ, nhà cửa đi cắm ngân hàng để kiếm vốn đánh liều với con tôm. Đến năm 2011, sau khi học hỏi được kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, ông bắt đầu dùng số tiền "cắm" sổ đỏ, nhà cửa đó thuê đất của nhà nước ở xã Bình Hải để đầu tư mô hình nuôi tôm hiện đại hơn.
Ông Nguyễn Xuân Cần. Ảnh: Dân Việt.
Nuôi tôm thẻ chân trắng muốn đạt được hiệu quả cao trước tiên phải chọn được loại tôm khỏe mạnh, tại các trang trại uy tín. Loại giáp xác này phát triển mạnh trong 80 ngày đầu tiên.
Chính vì vậy, khi chăm sóc tôm cần phải đảm bảo tốt các yếu tố liên quan đến môi trường sống của tôm .Đây là loài khá nhạy cảm với môi trường nên nếu không theo dõi tốt môi trường sống, tôm thẻ chân trắng dễ bị chết đáy. Tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15 độ C, và chết ngạt nếu nhiệt độ trong khoảng 15 - 22 độ C.
Nguồn thức ăn cho tôm phải đảm bảo có thức ăn 32% đạm nếu nuôi tầng thấp và 35% nếu nuôi tầng cao. Đặc biệt, giống tôm này cần nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu nuôi tôm thẻ chân trắng mà bạn không cung cấp đủ thì tôm sẽ chết hay bị đục thân, cong thân.
"Hiện tại với diện tích 9ha, tôi sử dụng 60% diện tích để làm ao nuôi tôm thịt, còn lại 40% là khu ươm, khu xử lý nước. Bên cạnh nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi mà tôi còn có đội ngũ lao động được đào tạo bài bản trong ngành chăn nuôi thủy sản.
Với 20 lao động, trong đó có 5 kỹ thuật chuyên ngành Đại học thủy sản trở lên. Nhờ đó, mà 3 năm liên tục từ năm 2012 đến năm 2015, mỗi năm tôi lãi ròng hơn 3 tỷ đồng", ông Cần chia sẻ.
Số lao động làm việc cho trang trại của ông lên đến 20 lao động, lương mỗi lao động từ 8 đến 12 triệu đồng. Hiện nay, ông có 26 khu ao nuôi tôm thịt, chưa kể khu nuôi tôm ươm, tổng số vốn ông bỏ ra đầu tư cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng là hơn 20 tỷ đồng. 20 tỷ đồng này là số tiền lãi từ các năm ông Cần nuôi tôm, sau đó lại đầu tư vào tôm.
"Hiện mỗi năm tôi xuất bán khoảng 100 tấn tôm thịt, nếu giá 1kg tôm thịt loại 40 con/kg có giá 170.000 - 180.000 đồng thì mỗi năm tôi thu tầm 18 tỷ đồng.
Trừ chi phí đầu tư, nhân công tôi còn lại lãi vòng khoảng 40% trong số 18 tỷ. Nhờ đó mà người dân ở khu vực này họ đặt cho tôi cái biệt danh là "vua tôm" xứ Quảng…", nông dân Cần bộc bạch trên Dân Việt.
Doanh nghiệp và tiếp thị