Chồng chất khó khăn tài chính khi mất việc, tôi nhận ra điều quan trọng nhất và đầu tiên: Cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết
Dù không thể ngăn chặn cơn bão sa thải đang diễn ra toàn cầu, chúng ta vẫn có thể đối phó với các khó khăn về tài chính bằng những hướng đi đúng đắn.
- 11-02-2023Bão sa thải càn quét khiến nhiều người trẻ phải từ bỏ công việc mơ ước: "Giờ làm gì cũng được, miễn là kiếm ra tiền!"
- 10-02-2023Đi theo Thành Long 30 năm, người đàn ông cay đắng nhận hai chữ 'sa thải': Hành trang ra đi chỉ có 300 triệu đồng, phần đời còn lại sống long đong
- 09-02-2023Giữa bão sa thải, 6 bài học cực quan trọng khi bạn bị buộc phải thất nghiệp: Đừng phí thời gian dằn vặt, kẻ đứng yên sẽ bị bỏ lại
Tiếp nối các ông lớn như Meta, Twitter, Amazon, Microsoft, các tập đoàn Ấn Độ cũng có đợt cắt giảm nhân sự với quy mô lên tới hàng nghìn nhân viên. Chẳng hạn như Swiggy, nền tảng giao đồ ăn trực tuyến, thông báo họ sẽ sa thải 380 nhân viên. Bên cạnh đó, tập đoàn công nghệ Exotel tại Bengaluru cũng cho 15% nhân viên của họ thôi việc.
Dù chúng ta không thể yêu cầu các công ty ngừng sa thải, nhưng chúng ta có thể bảo vệ tài chính cho mình bằng cách đưa ra những quyết định đúng đắn. Bước đầu tiên là tính toán chi tiêu hàng ngày:
“Việc đầu tiên mà chúng ta cần làm là chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm:
a) Cần thiết (gồm những khoản chi thiết yếu, không thể bỏ qua);
b) Những khoản chi phục vụ cho đời sống tinh thần (ví dụ như một chuyến đi chơi với bạn bè mỗi tháng);
c) Không cần thiết, có thể cắt giảm. Chi tiêu đúng đắn sẽ tiết kiệm tiền cho những tháng tiếp theo”, ông Lovaii Navlakhi, Thành viên Hội đồng Quản trị thuộc Hiệp hội các nhà tư vấn đầu tư (ARIA), cho biết.
Bà Shweta Jain, chuyên gia về lập kế hoạch tài chính ở Bengaluru, cũng đồng ý với quan điểm trên: “Đầu tiên, chúng ta cần cắt giảm mọi chi tiêu không cần thiết. Khóa thẻ tín dụng nếu việc chi tiêu của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát. Chỉ mua những gì thực sự cần thiết. Tạo ra thu nhập cho những tháng tiếp theo. Thanh lí những tài sản có giá trị. Chú ý tới các khoản nợ và cố gắng giải quyết chúng.”
Vì bạn không thể có được nguồn thu nhập ổn định nữa nên những thách thức tiếp theo là cần có đủ số tiền để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống. Về vấn đề này, hãy đảm bảo không để các khoản tiền ngắn hạn ảnh hưởng đến các khoản dài hạn. Ngoài ra, hãy xem xét kĩ lưỡng những vật dụng có giá thành thấp trước khi quyết định thanh lí.
“Hãy đảm bảo rằng bạn có một quỹ khẩn cấp cho mục đích này, các khoản đầu tư dài hạn sẽ không phải mối ưu tiên hàng đầu của bạn. Nhưng đừng trả những khoản nợ dài hạn trước. Hãy sử dụng các văn kiện tài chính và tài khoản tiết kiệm, sau đó dùng những khoản nợ khác cho quỹ tương hỗ thanh khoản. Cuối cùng, vốn chủ sở hữu, quỹ nhân viên và vàng là điều quan trọng cần lưu ý. Dừng mọi hoạt động SIP (Giao thức Khởi tạo phiên) ngay lập tức vì ta không nên khóa hoạt động này trong thời gian dài”, bà Jain cho biết.
Các chuyên gia cũng cho rằng, chúng ta không nên phung phí vì mọi người có xu hướng chi tiêu nhiều hơn mỗi khi thấy tiêu cực. “Rất nhiều người có xu hướng tiêu tiền khi chán nản hoặc quá rảnh rỗi, họ vay nợ hoặc sử dụng thẻ tín dụng và sau đó không thể trả nợ. Họ cũng rút các khoản đầu tư vì nghĩ rằng sẽ cần đến chúng ngay khi đó, nhưng điều này là không nên. Chỉ nên thanh lí tài sản dài hạn nếu không còn lựa chọn nào khác. Trước khi giải quyết các khoản trả hàng tháng, hãy xem chúng có tác động tới các khoản vay dài hạn hay không rồi quyết định”, bà Jain nói.
Ông Navlakhi cho rằng, mọi người thường có những bước đi sai lầm khi nghĩ rằng họ sẽ rơi vào hoàn cảnh vay nợ mãi mãi, rồi họ đưa ra những quyết định không thể rút lại như thu hồi mọi cổ phiếu vì không dám chấp nhận rủi ro. Quan trọng hơn là chúng ta phải kiếm thêm thu thập trong khoảng thời gian thất nghiệp và vay tín dụng; thu nhập này có thể đến từ bất kỳ sở thích nào mà bạn có như làm bánh hoặc sáng tạo nội dung...
Nhịp sống thị trường