Chồng giấu vợ thế chấp sổ tiết kiệm để vay ngân hàng, vợ hoàn toàn không biết: Vậy hợp đồng vay có hiệu lực không?
Thực tế, rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng sử dụng sổ tiết kiệm là tài sản chung do mình đứng tên để thực hiện các giao dịch khác với người thứ ba, điển hình nhất là giao dịch vay thế chấp tài sản.
- 13-10-2024Gửi tiền tiết kiệm ở tổ chức nào thì được hưởng bảo hiểm tiền gửi?
- 12-10-2024Vay tín dụng lấy tiền tiêu, hết khả năng trả lại rủ nhau vay app đen xong chuồn: Mê cung nợ nần không lối thoát!
- 12-10-2024Biến động lãi suất, gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào hưởng lãi suất trên 6%/năm?
Hỏi: “Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Mục 3 Điều 6 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN thì “Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm”, nên người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm) có toàn quyền quyết định đối với số tiền trong thẻ tiết kiệm do mình đứng tên. Trường hợp số tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng, người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ thẻ tiết kiệm thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền ngân hàng và người không đứng tên không biết thì hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm này có hiệu lực hay không?”.
Về vấn đề này, Toà án Nhân dân Tối cao trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.”
Điều 8 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bị coi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:
1. Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó;
2. Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng (đứng tên chủ thẻ, sổ tiết kiệm) được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nên hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp giao dịch với người thứ ba không ngay tình theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 nêu trên.
Nhịp sống thị trường