Chồng hút thuốc, vợ ung thư phổi: Nguyên nhân nằm ở 4 ĐỘC CHẤT đáng sợ mà chúng ta vẫn sống chung mỗi ngày, nguy hại không kém gì khói thuốc
Có những ĐỘC CHẤT đáng sợ gây ung thư phổi hàng đầu mà chúng ta sống chung mỗi ngày, nhưng lại không nhận ra. Trong đó, khói thuốc lá chỉ đứng thứ 2.
- 14-12-2021Tóc bạc nhiều đến bất thường, đừng nghĩ mình đang già đi, rất có thể bạn thiếu hụt 3 loại dinh dưỡng quan trọng
- 12-12-2021Nắm rõ 5 ĐIỀU trước tuổi 30 để tích lũy tài sản, tiền đẻ ra tiền: Áp dụng ngay bây giờ để tự do tài chính không còn quá xa vời
- 12-12-20219 dấu hiệu cơ thể đang thừa đường phải “kêu cứu”, chỉ cần xuất hiện quá 5 điều, nên xem lại lối sống của bản thân ngay
Bà Quách, 50 tuổi, trong một lần thăm khám sức khỏe tổng quát thì bỗng phát hiện những vết đốm lờ mờ ở vùng phổi. Theo kiến nghị của bác sĩ, bà đi chụp CT phổi để kiểm tra kỹ càng hơn, cuối cùng đưa ra chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn đầu. Bác sĩ đề nghị gia đình để bà phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Trước căn bệnh nan y bỗng nhiên xuất hiện, bà Quách vô cùng nghi ngờ. Trong nhà có chồng bà là người nghiện thuốc lá nặng mà chưa bị làm sao, còn bà không hề động tới điếu nào lại mắc ung thư phổi.
Tuy nhiên, bác sĩ đã giải thích với bà rằng: Cho dù không hút thuốc trực tiếp thì hít phải khói thuốc là cũng là 1 trong những độc chất nguy hiểm, dễ làm tăng xác suất ung thư phổi.
Không thể phủ nhận rằng hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi, nhưng cũng có một số nguyên nhân khác gây ung thư phổi không thể bỏ qua. Điều đáng sợ hơn là 4 độc chất đáng sợ trong số đó lại cực kỳ quen thuộc, chúng ta tiếp xúc với chúng hàng ngày mà không hề hay biết.
4 độc chất đáng sợ gây ung thư phổi mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày
1. Ô nhiễm không khí
Theo một báo cáo nghiên cứu công bố tại Hội nghị Thế giới về Ung thư Phổi (WCLC), ô nhiễm không khí là một trong những tác nhân dẫn tới ung thư phổi. Nếu sống trong khu công nghiệp thường xuyên có khí thải chưa được xử lý, hoặc sống gần những khu vực có mức độ không khí ô nhiễm cao trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi.
2. Khói thuốc lá
Cho dù không hút thuốc, việc hít phải khói thuốc lá thụ động cũng đem lại những tác động xấu cho hệ hô hấp, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hại. Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%.
Một số bệnh ung thư khác cũng tăng nguy cơ lên tới 30% khi phải tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài. Có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.
Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ảnh: MSN
3. Khí radon
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết, radon là nguyên nhân lớn thứ hai dẫn đến ung thư phổi. Đã có khoảng 20.000 cái chết của người Mỹ mỗi năm có liên quan tới loại khí này.
Một nghiên cứu tại Anh cũng cho thấy, con số liên quan của các ca tử vong do ung thư phổi tại quốc qua này là khoảng 8%, tương đương con số 18.000 người.
Radon là một loại khí phóng xạ hiện diện ở ngoài trời. Loại khí này đáng sợ ở chỗ chúng có thể được tìm thấy ở mức cao hơn trong không khí trong nhà và trong những tòa nhà, cũng như trong nước từ các nguồn dưới mặt đất, chẳng hạn như nước giếng. Chúng khuếch tán ra khỏi mặt đất, xuyên qua nền nhà và tồn tại ở đó.
Ngoài ra, Radon cũng hiện diện ở ngoài trời và thường được phát hiện ở mức rất thấp trong không khí ngoài trời và trong nước, chẳng hạn như sông ngòi và ao hồ.
Các nhà khoa học thế giới cảnh báo, nguy cơ ung thư phổi vẫn là điều có thể xảy ra khi nồng độ tiếp xúc với radon thấp nhưng trong thời gian kéo dài.
Nên thường xuyên mở cửa sổ thông gió, giúp cho sự chuyển dịch không khí tự nhiên được dễ dàng, làm giảm bớt nồng độ radon trong nhà.
Các độc chất này tồn tại ngay trong môi trường xung quanh chúng ta, tiếp xúc hàng ngày mà không hề hay biết. Ảnh: canada.ca
4. Amiăng
Chất này được sử dụng rộng rãi nhất là trong ngành xây dựng do có giá thành rẻ. Ứng dụng phổ biến trong việc tạo ra các tấm xi măng sợi để lợp mái, mà chúng ta thường gọi là Phibroximang, hay tôn xi măng amiăng.
Gạch trần, gạch lát nền có chứa amiăng, các lớp cách nhiệt, cách âm, ván lợp, cửa chống cháy, nhất là các tấm lợp… thường tồn tại sợi amiăng. Các hư hỏng do nước, rung lắc liên tục, lão hóa và tác động vật lý như khoan, mài, đánh bóng, cắt, cưa hoặc va đập có thể làm vỡ các vật liệu và giải phóng độc chất này vào không khí.
Nếu công việc hoặc cuộc sống của bạn phải tiếp xúc thường xuyên với amiăng thì sẽ rất dễ gây ung thư phổi. Báo cáo của Anh chỉ ra rằng, hơn 60% trường hợp tử vong do phổi có liên quan tới độc tố amiăng, gây ra ung thư màng phổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người chết do các bệnh ung thư có liên quan đến amiăng (tên tiếng Anh là Asbestos) lên tới khoảng 100.000 mỗi năm.
Một số triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu nên lưu ý:
Cảm giác thở khó khăn, nặng nhọc;
Thường xuyên ho khan, ho dai dẳng kéo dài, lâu ngày còn dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng;
Thỉnh thoảng thấy đau tức ngực bất thường;
Tự dưng sụt cân một cách bất thường, không rõ nguyên nhân;
Trong đờm có lẫn tia máu;
Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp;
Vùng ngực to lên bất thường ở nam giới hoặc bất cứ đấu hiệu khác thường ở các mô vú;
Hay cảm thấy đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay…
*Nguồn tham khảo: Sohu, WHO, Healthline
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"