Chủ DN thế chấp hết nhà cửa vay Ngân hàng đầu tư dự án 300 tỷ, giữa chừng bị cắt hạn mức, tiến thoái lưỡng nan: Shark Hùng Anh hiến kế ra sao?
Câu chuyện là bài học đắt giá về quản trị rủi ro khi sử dụng đòn bảy tài chính quá lớn trong đầu tư kinh doanh.
- 24-10-2023Hai vợ chồng mở 30 cửa hàng cơm thố nhưng không biết lập báo cáo tài chính: Shark Hưng thở dài, Shark Bình bất ngờ đầu tư 7,5 tỷ đồng
- 23-10-20237 lần khởi nghiệp thất bại, Shark Hùng Anh đúc rút: Tỷ lệ thành công từ theo đuổi đam mê còn thua vé số!
- 19-10-2023Shark Hưng tiết lộ lý do thương vụ với Dat Bike bất thành, đặt hy vọng vào sản phẩm xe điện 3 bánh bằng cách "kéo startup trở lại mặt đất"
Nổi danh sau khi ngồi ghế đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 5, ông Lê Hùng Anh, Founder kiêm CEO Bin Group được công chúng biết tới nhiều hơn, đặc biệt giới kinh doanh khởi nghiệp.
Trong chương trình Talk show trực tuyến mới đây, một vị khán giả đã gọi điện cho Shark Hùng Anh để xin lời tư vấn về trường hợp tiến thoái lưỡng nan của doanh nghiệp mình.
Cụ thể, vào năm 2020, doanh nghiệp này đã đầu tư dự án nhà máy sản xuất cơ khí với tổng mức vốn hơn 300 tỷ đồng.
Do tự tin được một doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng bao tiêu đầu ra với mức lợi nhuận tiềm năng tốt nên doanh nghiệp đã mạnh dạn sử dụng nguồn tài trợ chính từ vốn vay ngân hàng, với việc thế chấp hết tài sản của chủ doanh nghiệp.
Không may cho Doanh nghiệp X, 3 năm liền từ 2020 -2022 do ảnh hưởng bởi dịch Covid và những biến động về kinh tế vĩ mô nên hạn mức tín dụng ngày càng thắt chặt.
Đã đầu tư giai đoạn 1 hết 60 tỷ đồng mới dừng ở việc giải phóng mặt bằng và lắp dựng một phần nhà xưởng thì doanh nghiệp bị "cắt" hạn mức.
Không tiếp cận được nguồn vốn giải ngân mới, Doanh nghiệp bị mắc kẹt với dư nợ lớn và gánh nặng trả lãi trong khi không thể tiếp tục tiến hành dự án do không có vốn, đồng thời cũng không có dòng tiền để trả nợ.
Trước tình hình huống này, Shark Hùng Anh phải thừa nhận "rất khó khăn" và khuyên Doanh nghiệp trước hết không nên tiếp tục giải ngân vốn nữa vì áp lực gánh nặng vốn vay rất lớn.
" Nếu được thì mình nên tạm thời hoãn lại, là ưu tiên hàng đầu. Nếu mình tiếp tục phóng lao vô, đổ thêm trong khi thị trường xuống rất là sâu thế này và còn xuống tiếp trong thời gian tới. Cơ sở để mình trả tiền lãi từ lúc khởi động lại dự án, cho đến lúc lắp đặt lại thiết bị và sản xuất xong mất vài năm mà tiền lãi không dừng ở mức 30 tỷ mà còn lên 60 tỷ rồi 100 tỷ đồng/năm" Shark Hùng Anh phân tích sau đó đưa ra một gợi ý:
"Có khi mình tìm hướng dùng lợi nhuận những đơn vị khác để trả bớt tiền vay gốc của dự án này, dù sao vẫn còn đất đai, mặt bằng nằm đó, dù sao sẽ thiệt hại ít hơn rất nhiều so với chị đầu tư ra trong giai đoạn này", vị doanh nhân 8x nói.
" Những tài sản mà thế chấp được đã đem thế chấp cho ngân hàng hết. Tiền vay cũng đã dùng hết. Giờ không trả được thì tài sản bị đem bán không lấy lại được ", nhân vật giải thích kỹ hơn về tình tiến thoái lưỡng nan hiện tại của bản thân và doanh nghiệp.
"Dở dở dang dang", người phụ nữ than phiền qua điện thoại.
Cuối cùng, Shark Hùng Anh khuyên doanh nghiệp nên nói chuyện với các cổ đông để kêu gọi thêm vốn, hay nói cách khác là tăng vốn chủ sở hữu, thay vì tiếp tục đi vay khoản mới. Một là vì gánh nặng trả lãi gốc rất lớn (khoản vay trung hạn), hai là hiện tại nếu vay mới, có thể các tài sản đã thế chấp sẽ bị định giá lại, trong điều kiện thị trường BĐS như hiện nay không đảm bảo được giá trị tài sản sẽ giữ nguyên.
"Trước đây người ta định giá 10 đồng thì nay có thể chỉ còn 6,8 đồng", Shark Hùng Anh phân tích.
"Chỉ còn cách tăng vốn chủ sở hữu lên, có tiền mặt để tiếp tục thực hiện dự án. Nhưng mình phải cho cổ đông thấy được tiềm năng của dự án như thế này, đầu ra có đối tác bao tiêu sản phẩm, lúc này cần sự đồng lòng của cổ đông để vượt qua giai đoạn khó khăn. Còn thở còn gỡ chị nha", Shark Hùng Anh nhắn nhủ.
Nhịp sống thị trường