Chủ tịch Công ty May sông Hồng: Đành mặc kệ các "học giả" trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm việc, bao giờ cạn kiệt sức lực thì thôi…
Bài tham luận của ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty May sông Hồng tại Hội thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị đã chỉ ra nhiều điểm bất cập về chính sách.
- 20-09-2019Chuyên gia ADB chỉ ra một tin tốt lành cho DNNN
- 20-09-2019"Việt Nam ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?", câu trả lời và lời khuyên đặc biệt từ World Bank
- 19-09-2019Dự thảo Luật lao động sửa đổi: Nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh nền kinh tế
- 19-09-2019Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chưa nói đến hiện thực hoá khát vọng thịnh vượng, chỉ riêng vượt "bẫy thu nhập trung bình" đã là thách thức không nhỏ!
"Liên tục những ngày vừa qua, chúng tôi phải nghe, phải chứng kiến quá nhiều những cuộc tranh luận nảy lửa của các vị "học giả" ở trên Trời (trên TV) cùng với một lực lượng nhân sự hùng hậu và tiêu tốn quĩ thời gian khổng lồ, chỉ để tranh cãi mỗi một việc là thêm hay bớt đi mấy giờ làm việc trong mỗi ngày, mỗi tuần hay cả năm, rồi nghĩ đến nghỉ Tết Lễ mấy ngày...mặc dù những ngày ấy còn xa lắc, xa lư", ông Bùi Đức Thịnh nói.
Ông cho biết giới doanh nghiệp ban đầu còn chú ý lắng nghe nhưng về sau cảm thấy mệt mỏi vô cùng. "Vậy nên cứ để mặc các vị" học giả" kia ở trên Trời tiếp tục tranh cãi cho đến khi nào cạn kiệt sức lực thì thôi ... Thưa, nếu ở doanh nghiệp chúng tôi chỉ cần mấy cuộc cãi vã mà không hồi kết như vậy thì chỉ còn nước là đóng cửa đi ăn mày mà thôi".
Từ thực tế công việc, ông Thịnh chỉ rõ một số nội dung không hợp lý trong tranh biện gần đây.
Thứ nhất, ông đề nghị hoàn toàn không gọi đây là cuộc đấu tranh giữa một bên là giới chủ với một bên là đại diện người lao động. Tức không có kẻ thắng, người thua, bên mạnh, bên yếu. Những ý niệm về đấu tranh giữa 2 bộ phận này chỉ đúng trong một thời điểm lịch sử. Còn nay, nếu không giữa hai phía có sự liên kết ràng buộc, không thể tách rời.
"Các cuộc tranh luận của một số vị "học giả" kia, dường như đang muốn hình thành và thúc đẩy thành một cuộc đấu tranh mang tính đối kháng giữa hai chủ thể ấy", ông nói.
Giữa hai chủ thể này, theo ông, nhất định phải tìm được tiếng nói chung mà không cần dùng đến biện pháp vận động hành lang nào khác.
Ông Thịnh cho rằng nếu để người chủ và đại diên nguời lao động hay tất cả người lao động trong doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn, cởi mở với nhau thì mọi việc trở lên rất nhanh chóng và nhẹ nhàng chứ không như những tranh luận cực kì xa lạ với cuộc sống.
Thứ hai là về thời gian làm việc và làm thêm. Chủ tịch HĐQT Công ty May sông Hồng cho rằng không nên tranh cãi giữa việc làm 44 hay 48 giờ mỗi tuần mà nên để như cũ. Lý luận để người lao động nghỉ nhiều hơn, tái tạo sức lao động để làm việc hiệu quả nghe hợp lý và nhân văn nhưng không thực tế.
Trong doanh nghiệp, ông cho biết "tay làm, hàm nhai, tay ngừng làm, hàm ngừng nhai" là triết lý sống mà rời bỏ nó doanh nghiệp sẽ sụp đổ, người lao động sẽ rơi vào cảnh bần hàn. "Không ai thương doanh nghiệp cả, không ai nuôi doanh nghiệp cả", ông nhấn mạnh.
Theo ông, cần hiểu rằng được làm việc, có việc để làm đủ trong giờ, được thể hiện năng lực trong công việc để thu nhận được những giá trị vật chất, tinh thần hợp lý và xứng đáng, là một nhu cầu, là một nguyện vọng chính đáng không chỉ riêng với người lao động mà còn là điều rất hạnh phúc với giới chủ.
Thứ ba là về lương luỹ tiến. Ông Thịnh cho biết thường chỉ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến chứ không ai trả lương theo thời gian luỹ tiến. Bởi trả lương lũy tiến theo thời gian thì cực kì nguy hiểm bởi sẽ kéo theo sự bùng phát và dung dưỡng cho thói lười nhác, vô trách nhiệm, vô kỉ luật, vốn đang là điều tệ hại phổ biến nhất của số đông người lao động Việt Nam.
Trả lương như vậy sẽ triệt tiêu mọi động lực tích cực và chỉ tàn phá nhanh chóng mọi nguồn lực xã hội mà thôi. Nhân viên của May sông Hồng ở trong nước hay nước ngoài, kể cả các nhân viên người nước ngoài phải hết việc mới về chứ không phải hết giờ là về.
Thứ tư là về thời gian làm thêm 400 hay 500 giờ/năm. Theo ông Thịnh thì thực lòng không ai mong muốn điều này, đó là việc bất đắc dĩ vì vật tư, hàng hóa luôn vận hành theo cơ chế thị trường, luôn biến động khôn lường.
Với ngành may mặc, chủ yếu phải nhập vải từ nước ngoài nên luôn bị động bởi các chính sách về giá cả, về môi trường từ nước xuất khẩu. Còn nhà nhập khẩu thì luôn thay đổi rất nhanh về mẫu mã, quyết định tức thời việc thêm bớt hay cắt bỏ đơn hàng tùy theo chiều thuận hay nghịch của thị trường tiêu thụ... Khi việc sản xuất bị đảo lộn, nếu không làm thêm giờ ở một số thời điểm nào đó, không giao hàng kịp, hoặc bị phạt, hoặc phải vận tải bằng máy bay, coi như hết cả công lẫn lãi.