Chủ tịch Fed "đá xoáy" Tổng thống Trump: Bây giờ tới lượt ngài!
Theo ông Powell, bản thân nền kinh tế Mỹ rất mạnh. Sự khác biệt ở đây là chúng ta có những rủi ro đáng kể mà những nhà lãnh đạo được bầu lên cần phải quản lý được.
- 19-09-2019Fed chìm trong sự chia rẽ sâu sắc vì hạ lãi suất
- 19-09-2019Điều gì khiến FED New York bơm vội hàng trăm tỷ USD vào thị trường tiền tệ ngắn hạn?
- 19-09-2019Cả thế giới cắt giảm lãi suất, các ngân hàng "méo mặt"
Trong cuộc họp báo của Fed vừa qua, Chủ tịch Powell cho rằng hai lần cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay có lẽ là đã đủ. Chi phí bảo hiểm chống lại các rủi ro toàn cầu đang gia tăng là do các cuộc đàm phán thương mại quá bấp bênh của ông Trump với Trung Quốc, và khiến Fed cảm thấy ít cần phải hành động trừ khi những rủi ro đó xảy ra dưới dạng dữ liệu kinh tế yếu hơn của Mỹ.
"Những diễn biến trên mặt trận thương mại liên tục lên bổng xuống trầm và sau đó, tôi đoán, có lẽ sẽ khởi sắc lại", ông Powell đang đề cập đến cuộc chiến thương mại đôi khi không thể đoán trước của Trump với Trung Quốc và đôi khi là các quốc gia khác.
Tôi tin rằng sự thay đổi của chúng tôi sang một lập trường phù hợp hơn trong năm nay là một trong những lý do tại sao triển vọng vẫn thuận lợi, ông Powell nói, trích dẫn dữ liệu của Mỹ. Trong tương lai, những quyết định lãi suất tiếp theo của chúng tôi sẽ phụ thuộc rất lớn vào dữ liệu.
Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm chuẩn 0,25% vào thứ Tư, đánh dấu lần cắt giảm thứ hai trong năm nay, nhưng các nhà hoạch định chính sách dự đoán sẽ không có lần hạ lãi suất nào nữa từ nay đến cuối năm.
Các phát biểu của ông Powell tiếp tục chống lại Trump - nhà lãnh đạo đã sử dụng những lời lăng mạ cá nhân và một loạt Tweet công kích dữ dội để yêu cầu Fed cắt giảm lãi suất đến mức suy thoái và thực hiện các bước khác thường để thúc đẩy nền kinh tế.
Tại bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, bang Utah vào tháng trước, ông Powell cho biết ngân hàng trung ương Mỹ không có tiền lệ đặt ra chính sách tiền tệ khi các quy tắc thương mại toàn cầu trở nên khó lường và làm giảm niềm tin kinh doanh và tăng trưởng toàn cầu.
Mỹ, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, đã bị mắc kẹt trong các cuộc đàm phán bế tắc với các đối tác thương mại hàng đầu kể từ khi chính quyền Trump áp thuế nhập khẩu thép và nhôm vào tháng 3/2018. Cuộc chiến thuế quan leo thang của Mỹ với Trung Quốc khiến nước này giảm đáng kể nhập khẩu xăng dầu và nhiều sản phẩm nông nghiệp từ Trung Quốc, và sự không chắc chắn về thời điểm đàm phán thương mại có thể được giải quyết đang làm giảm chi tiêu vốn.
Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết vào tháng 7 rằng thương mại toàn cầu đã chậm lại trong quý đầu tiên của năm 2019 xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012. Thuế quan áp dụng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể làm giảm 0,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2020.
Câu hỏi rằng điều này có ảnh hưởng đến triển vọng vẫn tương đối lạc quan của Fed hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Liệu cuộc đàm phán kết thúc có khôi phục lại những gì Fed nói là "một môi trường kinh doanh bị suy yếu" hay sẽ bỏ lại một thế giới đình trệ.
"Đây là một tình huống bất thường", theo ông Powell. "Bản thân nền kinh tế Mỹ rất mạnh. Sự khác biệt ở đây là chúng ta có những rủi ro đáng kể" mà những nhà lãnh đạo được bầu lên cần phải quản lý được.