MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tăng thanh kiểm tra thuế với kinh doanh online

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước.

Theo Chỉ thị, bên cạnh các kết quả đạt được, qua công tác kiểm toán, thanh tra thời gian qua cũng cho thấy vẫn còn có những bất cập, tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài sản công, nợ chính quyền địa phương, giá và thẩm định giá ở một số sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã.

Việc thực hiện một số kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán, thanh tra còn chậm, chưa nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý, khắc phục các sai phạm; công tác tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý còn hạn chế, chưa đảm bảo thời hạn quy định...

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tăng thanh kiểm tra thuế với kinh doanh online - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu các sở, ngành và quận, huyện, thị xã hạn chế tối đa việc đề xuất các chính sách mới làm giảm thu ngân sách nhà nước ; chỉ để xuất ban hành mới chính sách chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn tài chính đảm bảo, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra sau thông quan, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung vào những doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao, hoạt động tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trên nền tảng số,...

Nâng tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra thuế. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng (nhất là các khoản thu theo hình thức khoán), gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá. Kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế...

Đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của từng ngành, từng đơn vị để giảm chi thường xuyên và cơ cấu lại ngân sách nhà nước.

Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhu cầu khác theo quy định;

Kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công...

Theo Trần Hoàng

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên