MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam: Thị trường BĐS về trung dài hạn ổn định, ngắn hạn còn nhiều bất cập

12-12-2018 - 11:25 AM | Bất động sản

“Hai thị trường lớn Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục sự phát triển bền vững và tốc độ ổn định trong thời gian tới. Các dự án BĐS vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh và liên tục cung cấp ra thị trường BĐS”, ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhấn mạnh tại hội thảo “Chiến lược gia tăng giá trị bất động sản” do báo The Leader tổ chức sáng 12/12/2018.

Ông Nam đã điểm qua bức tranh thị trường BĐS 2 thành phố lớn trong thời gian qua, nhận định thị trường về trung, dài và ngắn hạn trong thời gian tới.

Về trung và dài hạn: Ông Nam cho rằng, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh BĐS do nhu cầu về BĐS như: nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, BĐS nghỉ dưỡng…của Việt Nam còn rất lớn.

Cụ thể, theo chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 30/11/2011: Đến năm 2020 diện tích nhà bình quân nhà toàn quốc đạt khoảng 25m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 29m2 sàn/người. Để đạt được mục tiêu này, hàng năm phải xây dựng mới 100 triệu m2 nhà ở, trong đó khoảng 70% là tại khu đô thị.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam: Thị trường BĐS về trung dài hạn ổn định, ngắn hạn còn nhiều bất cập - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trần Nam - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam

Bên cạnh đấy, nhu cầu về văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và công trình thương mại cũng tăng nhanh, nhất là nhu cầu về căn hộ cho thuê, khách sạn 3-5 sao tại các đô thị lớn. Theo ông Nam, một trong những cú hích cho du lịch Việt Nam là vào tháng 1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu: năm 2020 ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thu hút 17-20 triệu lượt khách quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD….. có thể nói, thực tế hoạt động du lịch của cả nước chỉ tính năm 2017 đã đạt xấp xỉ . "Như vậy, cần phải tập trung thu hút đầu tư, xây dựng hàng trăm ngàn buồng phòng nữa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong thời gian tới", ông Nam nhấn mạnh.

Ngoài ra, nhu cầu về phát triển khu kinh tế và khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao. Tính đến tháng 6/2018, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần 95 nghìn ha, trong đó 231 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp quốc gia, từ nay đến 2020 cả nước quy hoạch diện tích các khu công nghiệp với diện tích đất dự kiến khoảng 200.000 ha.

Về ngắn hạn: Theo ông Nam, về ngắn hạn, trong quý 4/2018, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán tiếp tục ổn định và tăng trưởng tốt. Nguồn vốn FDI có thể sẽ được đổ vào Việt Nam tốt hơn, bởi có hiện tượng NĐT đang rút khỏi thị trường Trung Quốc (lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung). 

Qúy 4/2018 cũng là thời điểm Việt Nam nhận được nguồn kiều hối nhiều nhất trong năm. Trong khi nếu so sánh tương quan giữa các hình thức đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng thì BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt nhất.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nếu nhìn ngắn hạn, thị trường BĐS còn nhiều vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ. Cụ thể, khó khăn về vốn khi ngân hàng siết chặt cho vay tín dụng BĐS, nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 150% lên 200%. 

Đồng thời, những khó khăn về thủ tục hành chính liên quan đến pháp luật đất đai nhà ở, xây dựng; sự gắt gao từ thanh tra đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung sản phẩm bung thị trường. 

Ngoài ra, thực tế rất nhiều dự án BĐS của các chủ đầu tư không được hoặc phê duyệt chậm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Điều này dẫn đến việc các nhà phát triển dự án chạy về các tỉnh lẻ như Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Yên Bái…nơi có nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư hoặc nhiều chủ đầu tư "tay ngang" không đủ tiềm lực tài chính phải bán dự án.

Hạ Vy

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên