MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Coronavirus không làm Việt Nam trật bánh trên con đường vươn vị trí những nền kinh tế hàng đầu châu Á!

Ông Bảo Nguyễn, Chủ tịch Phòng thương mại Canada tại Việt Nam cho biết: Việt Nam tiếp tục là điểm đến kinh doanh tuyệt vời và xứng đáng với sự chú ý đang tăng trên toàn cầu.

Infocus Mekong Research vừa qua đã công bố Chỉ số niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020.

Cuộc khảo sát với 242 CEO, chủ doanh nghiệp… cho thấy sự sụt giảm lớn về niềm tin kinh doanh nói chung trong năm 2020 so với năm 2019. Nguyên nhân phần lớn đến từ dịch bệnh Covid-19, diễn biến mạnh mẽ trong những tháng đầu năm.

"Tôi đã sống ở Việt Nam hơn 26 năm và chưa bao giờ thấy sự sụt giảm lớn như vậy về niềm tin nói chung, ngay cả khi bong bóng bất động sản giai đoạn 2010 – 2011 vỡ", ông Ralf Matthaes, CEO Infocus Mekong Research nói.

Năm 2019 là một năm tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nếu nhìn vào kết quả tăng trưởng GDP, mức tăng của xuất khẩu, đầu tư từ nước ngoai. Lạm phát của Việt Nam cũng được kiểm soát tốt ở mức 3,5%. Khảo sát hồi cuối năm 2019 cho biết niềm tin của doanh nghiệp vào triển vọng năm 2020 rất cao, với tỷ lệ 70% người trả lời nhận định kinh tế sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, 84% doanh nghiệp được hỏi đề cập đến coronavirus sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong năm 2020.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải mọi lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng như nhau vì dịch bệnh. Dù vậy, một số nhóm ngành chắc chắn bị tác động mạnh mẽ hơn nhóm ngành khác. Động thái ban đầu cho thấy các ngành: khách sạn, bán lẻ, F&B, sản xuất, vận tải là những ngành khó khăn nhất.

"Một số khách hàng của chúng tôi báo cáo hiệu suất giao dịch giảm từ 20 – 50% tuỳ theo ngành và địa điểm", ông Stephen Wyatt, TGĐ JLL Việt Nam cho biết. Ông cho biết vẫn cần quan sát them về mức độ nghiêm trọng và tình hình kéo dài dịch bệnh để có những biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, lịch sử cho thấy sau những sự kiện tương tự, niềm tin kinh doanh phục hồi nhanh chóng, tạo ra tác động tích cực đến thị trường.

"Các doanh nghiệp có sự lệ thuộc lớn vào Trung Quốc rõ ràng sẽ cảm thấy tác động nghiêm trọng", Frederick Burke đến từ Baker Mckenzie cho biết.

Vị này cũng lưu ý rằng Việt nam đang có sự hội nhập khá lớn vào kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Nhờ vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục "bắt được" những cơ hội về thương mại, đầu tư trong những năm tới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, năm 2020 sẽ chứng kiến những thách thức đối với các doanh nghiệp không đủ mạnh để chống lại những cú sốc đến từ chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, bức tranh cũng không hoàn toàn mang một màu sắc u ám. Các ngành nghề "thắng lớn" trong năm 2020 sẽ bao gồm: mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng, công nghiệp ô tô, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm gia dụng… khi người tiêu dành nhiều thời gian ở nhà hơn những nơi chốn công cộng.

Ví dụ như với hành vi mua sắm, vì dịch bệnh, người tiêu dùng muốn tránh đám đông, họ sẽ có động thái chuyển dịch sang dịch vụ trực tuyến.

Mặt khác, coronavirus cũng đem đến những cơ hội. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm 1 lý do để có thể chấp nhận rủi ro.

"Việt Nam là một trong những đất nước lạc quan, tháo vát và kiên cường nhất châu Á, dịch bệnh chỉ là một điểm gián đoạn trên quỹ đạo kinh tế chung của Việt Nam", ông Matthaes cho biết. Coronavirus không làm Việt Nam trật bánh trên con đường vươn vị trí những nền kinh tế hàng đầu châu Á.

Ông Bảo Nguyễn, Chủ tịch Phòng thương mại Canada tại Việt Nam nói rằng Việt Nam tiếp tục là điểm đến kinh doanh tuyệt vời và xứng đáng với sự chú ý đang tăng trên toàn cầu. Cẩn trọng trong dịch bệnh là điều thông minh, nhưng nếu không khám phá những cơ hội mà Việt Nam tiếp tục mang lại thì không khôn ngoan.

Coronavirus không làm Việt Nam trật bánh trên con đường vươn vị trí những nền kinh tế hàng đầu châu Á! - Ảnh 1.

Châu Nguyễn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên