Chủ tịch tỉnh được xóa nợ thuế dưới 5 tỷ đồng theo dự án Luật Quản lý thuế sửa đổi
Với khoản nợ thuế lớn hơn 5 tỷ đồng và dưới 10 tỷ đồng, quyền xóa nợ thuế thuộc về Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan còn trên 10 tỷ đồng tới dưới 15 tỷ đồng thì thuộc quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- 24-05-2019Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Chúng ta đã tiếp cận sai với rượu, bia!
- 23-05-2019Bỏ quy định cấm bán rượu, bia trên internet làm "nóng" nghị trường Quốc hội
- 22-05-2019Đại biểu Quốc hội lo ngân sách có tiền mà... xài không được
- 22-05-2019Bên lề Quốc hội: Nên tịch thu bằng lái từ 3- 5 năm với người vi phạm uống rượu, bia lái xe
Sáng 24/5, Quốc hội đã tranh luận tại hội trường về Dự án luật Quản lý thuế sửa đổi. Một trong những điều khoản được đề cập trong luật mới là phân cấp về thẩm quyền xóa nợ thuế. Về khoanh nợ và xóa nợ thuế, điểm mới của dự thảo là mở rộng thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh được xóa nợ thuế đối với khoản nợ dưới 5 tỷ đồng trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng cục Hải quan. Đồng thời, UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND tỉnh về tình hình xóa nợ thuế tại phiên họp đầu năm.
Đối với các khoản nợ thuế từ 5 tỷ đồng trở lên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ thuế đối với các khoản nợ từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ thuế đối với các khoản nợ từ 10 tỷ đồng trở lên đến dưới 15 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ quyết định xoá nợ đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên.
Ý kiến đóng góp của các Đại biểu cho rằng dự án luật Quản lý thuế sửa đổi cương quyết không xóa nợ cho các đối tượng cố tình vi phạm Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật có liên quan để bảo đảm công bằng với các đối tượng khác. Một số đại biểu đề nghị bổ sung việc xóa nợ cho các trường hợp người nộp thuế gặp thiên tai, bất khả kháng và hợp tác xã khi bị phá sản; bỏ quy định xóa nợ cho người bị mất tích. Những ý kiến này đã được cơ quan soạn thảo và thẩm tra tiếp thu.
Dự án luật cũng bổ sung trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý thuế. Theo đó, Cơ quan Kiểm toán nhà nước (KTNN), Thanh tra nhà nước (TTNN), chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kiến nghị, kết luận do KTNN, cơ quan thanh tra ban hành. Ngoài ra, cơ quan KTNN và TTNN phải có trách nhiệm gửi văn bản có kiến nghị cho người nộp thuế về các nội dung có liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện theo kiến nghị, kết luận của cơ quan KTNN và cơ quan thanh tra.
"Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị, kết luận của cơ quan KTNN và cơ quan thanh tra thì thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện đối với kiến nghị, kết luận của KTNN và cơ quan TTNN theo quy định của Luật KTNN, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại và Luật tố tụng hành chính", Dự án Luật cho hay.
Trí Thức Trẻ
- Quốc hội thông qua Luật Thi hành án hình sự sửa đổi: Phạm nhân sẽ có những quyền gì?
- Chuyện cổ phiếu "trà đá", cổ phiếu "rác" được đưa vào nghị trường Quốc hội
- ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Tôi ủng hộ UBCK Nhà nước thuộc Bộ Tài chính nhưng chủ tịch nên là Thứ trưởng
- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế sửa đổi: Người nộp thuế có quyền gì?
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính phủ rút nội dung nghỉ ngày 27/7 khỏi dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi