Chủ trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á, Top 10 thế giới vừa khởi công tại Đông Anh: Vốn hóa 1,5 tỷ USD vượt SHB, Novaland... sắp triển khai nhiều dự án khủng
Công trình nhà triển lãm trong nhà mang hình ảnh thần Kim Quy, một trong 4 vị tứ linh linh thiêng theo văn hóa phương Đông.
- 23-07-2024Chủ đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Đông Anh dù 'trắng' doanh thu nhưng vẫn lãi 139 tỷ đồng trong quý 2/2024
- 14-03-2024Chủ dự án 1,5 tỷ USD tại Đông Anh và 'đất vàng' 148 Giảng Võ: Cổ phiếu tăng 63% từ đầu năm giúp vốn hóa đạt 1,2 tỷ USD, ngang Vietnam Airlines, Khang Điền, vượt Kinh Bắc
- 21-05-2023Muốn rót vốn vào "siêu dự án" 42.000 tỷ tại Đông Anh, công ty con của Vingroup đang kinh doanh ra sao?
Ngày 30/08/2024, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Với tổng quy mô lên tới 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, Tổ hợp được dự báo sẽ là "kỳ quan mới" của Thủ Đô.
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ. Vingroup cho rằng Trung tâm hội chợ này sẽ khởi phát nền kinh tế Expo sôi động, tương tự mô hình Dubai Expo (Các Tiểu vương Quốc Ả rập thống nhất), Frankfurt (Đức), Fiera Milano (Ý),...
Dự án nằm tại cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, có tổng quy mô 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới cả về diện tích tổng thể cũng như diện tích triển lãm.
Công trình nhà triển lãm trong nhà là tâm điểm của tổ hợp, mang hình ảnh thần Kim Quy – một trong 4 vị tứ linh linh thiêng theo văn hóa phương Đông, gắn liền với truyền thuyết thần Kim Quy bảo hộ cho mảnh đất "địa linh nhân kiệt" Cổ Loa, Đông Anh.
Chủ đầu tư trực tiếp của dự án là CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã chứng khoán: VEF) - một công ty con của Vingroup (mã chứng khoán: VIC), do tập đoàn này sở hữu hơn 83% vốn. Ngoài việc là chủ dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Cổ Loa, công ty này còn đang triển khai dự án là Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm (Vinhomes Cổ Loa) với tổng vốn đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6, VEFAC đang ghi nhận chi phí xây dựng dở dang tại dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia Cổ Loa là gần 830 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, VEFAC báo lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi quý.
Theo BCTC quý 2/2024 soát xét vừa công bố, công ty này đạt 226 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Thị giá cổ phiếu VEF của VEFAC cũng để lại nhiều ấn tượng với đà tăng phi mã từ đầu năm. Cụ thể, cổ phiếu này đã tăng 112% lên mức 234.000 đồng/cp khi kết thúc phiên giao dịch 29/8. Tuy nhiên thanh khoản chỉ ở mức vài nghìn khớp lệnh mỗi phiên.
Với mức giá trên, hiện vốn hóa của VEFAC đã đạt gần 39.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD), tăng hơn 20.000 tỷ đồng so với số đầu năm. Giá trị vốn hóa của công ty này đã gần tiệm cận với TPbank hay FPT Telecom, thậm chí vượt một số tên tuổi nổi tiếng trên sàn như tập đoàn Bảo Việt, PNJ, OCB, PV Power, REE, Khang Điền...
Đây là một điều bất ngờ đối với nhiều người khi xét về quy mô công ty này. Tính đến hết quý 2/2024, tổng tài sản của VEFAC chỉ hơn hơn 10.000 tỷ đồng, nhỏ hơn nhiều so với những cái tên nêu trên.
An ninh Tiền tệ