Chùm ảnh phục hồi Đội quân đất nung
Ở Trung Quốc, việc trùng tu đội quân Binh Mã Dũng, hay còn gọi là Đội quân đất nung - một di tích văn hóa và lịch sử của nhà Tần, vẫn tiếp tục.
- 16-10-2023“Ông trùm” cơ sở hạ tầng Ấn Độ tạo kì tích chấn động: Thay đổi dòng chảy hàng hóa thế giới, kì vọng giành được “miếng bánh béo bở” từ tay Trung Quốc
- 15-10-2023Báo Mỹ: Máy bay chở khách mang công nghệ Trung Quốc còn lâu mới có thể trở thành mối đe dọa với Airbus và Boeing
- 15-10-2023Nhiều ngôi sao Trung Quốc bỏ nghề livestream bán hàng
- 14-10-2023Trung Quốc sở hữu bao nhiêu đất nông nghiệp ở Mỹ?
Nằm ở vùng núi Lệ Sơn, Tây An, thuộc Tây Bắc Trung Quốc, Đội quân đất nung tồn tại hơn 2.000 năm của Hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.
Đội quân đất nung là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, một trong những biểu tượng trung tâm của lịch sử Trung Quốc.
Đội quân được tạo ra vào thế kỷ III trước Công nguyên theo lệnh của Tần Thủy Hoàng, người đã thống nhất Trung Quốc. Công tạo dựng này mất 38 năm.
Ngày nay, hầu hết các bức tượng đều cần được phục hồi.
Do sự thay đổi về độ ẩm và nhiệt độ sau khi khai quật, lớp trên cùng của các bức tượng bắt đầu bong tróc.
Những vi sinh vật làm tổn hại tới các bức tượng.
Trước khi phục hồi, mỗi "chiến binh" đều được chụp X-quang và siêu âm.
Các chuyên gia tạo mô hình 3D tất cả các bức tượng.
Tất cả các bộ phận đều được làm sạch bằng tấm tre mỏng và dao mổ.
Mỗi bức tượng đều riêng biệt và có mã nhận dạng riêng.
Để có thể cẩn thận ở mức tối đa, mọi công việc đều được thực hiện thủ công.
Hiện tại, hơn 140 chiến binh đất nung đã được trùng tu toàn bộ.
GD&TĐ