Chung cư xanh ở nội đô: Nhu cầu cao nhưng nguồn cung ít ỏi
Mặc dù xu hướng xanh hóa đã rộ lên trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên số lượng dự án xanh tại Hà Nội vẫn rất ít ỏi. Đặc biệt ở nội đô, cơn khát dự án xanh ngày càng trở nên gay gắt.
Thời ô nhiễm, dự án xanh lên ngôi
Tháng 2/2020, AirVisual, một ứng dụng đo lường chất lượng không khí, đã công bố một báo cáo gây chấn động: nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình ở Hà Nội là 46,9 microgam/m3, cao gấp gần 5 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và gần 2 lần quy chuẩn Việt Nam. Hà Nội cũng lọt top những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, đứng vị trí thứ 7, và chỉ "chịu" xếp sau Jakarta (Indonesia) trong khu vực Đông Nam Á.
Thang đo ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn AQI
Đên đầu tháng 9/2020, Hà Nội "vươn lên" vị trí thứ 5 trong số 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Air Visual cảnh báo ô nhiễm không khí tại nhiều khu vực Hà Nội ở ngưỡng màu đỏ, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 179, tương đương mức có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây nên những lo ngại sâu sắc về chất lượng sống của người dân, nhất là khi tình trạng này diễn biến liên tục trong một thời gian dài.
Không chỉ ô nhiễm không khí, Hà Nội cũng dẫn đầu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn. Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 - 78,1 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3-75,7 dBA (vượt tiêu chuẩn từ 10-20 dBA).
Ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn là một trong những "ám ảnh" của cư dân đô thị (ảnh: Viện Khoa học Môi trường và Xã hội)
Nghiên cứu chỉ ra việc chịu đựng tiếng ồn có cường độ 50 dB có thể khiến con người giảm hiệu suất làm việc, nhất là lao động trí óc; tiếng ồn 70 dB có thể làm tăng nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, ảnh hưởng đến dạ dày và giảm hứng thú lao động. Ước tính có khoảng 10-15 triệu người ở Việt Nam phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định.
Ô nhiễm không khí và tiếng ồn là một trong những lý do chính làm dịch chuyển nhu cầu sống của người dân Hà Nội. Trước đây, người dân chỉ có nhu cầu về nhà ở và nhà ở đảm bảo đủ tiện ích sinh hoạt cơ bản. Nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, nhu cầu nhà ở đã được nâng lên, đòi hỏi tiện ích dịch vụ phải đầy đủ và chất lượng, thậm chí là nhà ở phải đẳng cấp và khác biệt. Sống xanh được xem là một tiêu chí của sự "đẳng cấp và khác biệt" đó.
Ngoài ra, nhịp sống đô thị hiện đại, sôi động và gấp gáp, cũng đã thay đổi quan điểm về việc lựa chọn nơi an cư. Nhà giờ đây không chỉ dừng lại ở không gian trong những bức tường bê tông mà phải là nơi đáng sống với không gian xanh, là nơi để về, là sự đủ đầy và tiện nghi để cân bằng và tái tạo cuộc sống.
Khoảng xanh yên bình trong phố
Mặc dù nhu cầu và quan điểm sống đã có sự thay đổi rất lớn song thị trường nhà ở Việt Nam lại chưa thể chuyển mình theo kịp. Không gian xanh, dự án xanh vẫn là một bài toán dang dở khi tính đến hết năm 2018, cả nước chỉ có 87 công trình xanh. Riêng ở Hà Nội, số lượng dự án xanh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Điều đáng nói hơn nữa là các dự án xanh này lại chủ yếu phân bổ ở các vùng ngoại ô, nơi có lợi thế về quỹ đất và tốc độ đô thị hóa diễn ra chưa mạnh mẽ. Còn ở nội đô, nơi có mật độ xây dựng cao và dân cư đông đúc, không gian xanh gần như đã trở thành một thứ "xa xỉ phẩm". Cũng bởi vì trong hơn mười năm qua, không gian của Hà Nội đã bị thu hẹp đi đáng kể khi thành phố mất tới 21 hồ nước, khiến diện tích mặt hồ giảm từ 850ha xuống còn 547ha. "Cơn khát" không gian xanh, dự án xanh ở nội đô vì vậy cứ dai dẳng và ngày càng gay gắt hơn.
Tuy nhiên, thị trường nội đô Hà Nội vẫn tồn tại những điểm sáng nổi bật về không gian xanh, như dự án Feliz Homes của Công ty cổ phần KLB. Tọa lạc tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Feliz Homes là một không gian xanh đúng nghĩa và đáng sống với gần 80% diện tích được dành cho tiện ích, không gian cây xanh, mặt nước như resort nhiệt đới.
Dự án sở hữu hồ cảnh quan rộng lớn ngay trước toà tháp, hồ bơi điện phân đồng giữa công viên, 3 vườn chân mây trên đỉnh 3 toà tháp, vườn trái cây nhiệt đới, vườn thiền, tổ hợp trung tâm thương mại, vườn và khu vui chơi thần tiên cho trẻ nhỏ….
Theo các chuyên gia, những mảng xanh trong chính môi trường sống giúp con người xa rời ồn ào, bụi bặm của đường phố, tác động tích cực đến tâm trạng, giúp giảm căng thẳng và nâng cao năng suất làm việc, mang lại cảm giác bình yên, thư thái, nhất là khi trở về sau một ngày dài mỏi mệt.
Lựa chọn một không gian xanh, yên bình giữa lòng thành phố đang là xu hướng chủ đạo trên thị trường. Bởi không chỉ là mua một căn nhà, người ở đô thành còn muốn mua cả một không gian sống.