MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán BSC (BSI) báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng

Chứng khoán BSC (BSI) báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng

Cuối quý 1, dư nợ margin của BSC tăng đến 695 tỷ lên mức 3.390 tỷ đồng, tương đương 0,76 lần vốn chủ sở hữu.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, mã BSI) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với doanh thu hoạt động giảm 14% so với cùng kỳ xuống 287 tỷ đồng.

Trong kỳ, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 28% so với cùng kỳ lên 125 tỷ đồng. Lãi từ cho vay và phải thu cũng tăng 4% lên 92 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động môi giới chỉ ghi nhận doanh thu 53 tỷ đồng, giảm tới 54% so với cùng kỳ, mảng tư vấn tài chính giảm tới 94% xuống còn chưa đầy 1 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động giảm tới 27% xuống còn 110 tỷ, trong khi riêng chi phí môi giới ghi nhận 43 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm 70% xuống còn 17 tỷ nhưng chi phí QLCTCK tăng 23% lên 40 tỷ đồng.

Kết quả, BSC lãi trước và sau thuế lần lượt 121 tỷ đồng và 98 tỷ đồng, tăng 27% và 17% so với cùng kỳ năm ngoái, mức lãi cao nhất trong vòng 5 quý gần nhất.

Chứng khoán BSC (BSI) báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng - Ảnh 1.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, CTCK này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 565 tỷ đồng, gấp gần 3,8 lần thực hiện năm 2022 (149 tỷ đồng). Tỷ lệ cổ tức dự kiến 10%. Với kết quả đạt được quý đầu năm, BSC đã hoàn thành 21% kế hoạch đề ra cả năm.

Chứng khoán BSC (BSI) báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng - Ảnh 2.

Thời điểm 31/3/2023, danh mục tự doanh của BSC có giá trị hợp lý đạt 1.773 tỷ đồng, tăng khoảng 323 tỷ đồng so với đầu năm. CTCK này gia tăng nắm giữ trái phiếu chưa niêm yết và chứng chỉ tiền gửi trong khi giảm khoản mục cổ phiếu và trái phiếu niêm yết.

BSC nắm giữ hơn 847 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức tín dụng, ngoài ra là 404 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, tăng gần gấp đôi so với đầu năm.

Trong khi đó, các cổ phiếu niêm yết có tỷ trọng lớn trong danh mục của BSC bao gồm STB, VIB, DGC, IDC, FPT, VIB trong đó FPT, DGC, IDC là những cái tên được mua mạnh trong quý 1 vừa qua, ngược lại lượng cổ phiếu khác giảm mạnh 109 tỷ đồng so với đầu năm, hiện giá trị hợp lý chỉ còn gần 30 tỷ.

Chứng khoán BSC (BSI) báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng - Ảnh 3.

Nguồn: BCTC BSI

Tính đến cuối quý 1, các khoản cho vay và ứng trước tiền bán của BSC lên đến gần 3.493 tỷ đồng, tăng 533 tỷ so với đầu năm. Trong đó, dư nợ margin tăng đến 695 tỷ lên mức 3.390 tỷ đồng, tương đương 0,76 lần vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, BSC còn có khoản 753 tỷ đồng các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (701 tỷ đồng) và trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức tín dụng (52 tỷ đồng).

Trên thị trường, chốt phiên 13/4, thị giá BSI đạt 26.200 đồng/cp.

Chứng khoán BSC (BSI) báo lãi trước thuế quý 1/2023 tăng 27%, dư nợ margin gần 3.400 tỷ đồng - Ảnh 4.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên