Chứng khoán lao dốc sau cú sốc thuế quan, chuyên gia nước ngoài cảnh báo: “Đừng để nỗi sợ khiến bạn 'bán tháo' vào thời điểm tồi tệ nhất”

Ảnh minh hoạ.
Giữa làn sóng “bán tháo” vì lo ngại chính sách thuế quan mới từ chính quyền Trump, các chuyên gia tài chính hành vi đồng loạt lên tiếng cảnh báo: Đừng vội hành động theo cảm xúc – vì rất có thể bạn đang chuẩn bị đưa ra quyết định sai lầm nhất.
- 05-04-2025Tiền ảo Pi Network chỉ còn nửa USD/Pi, nhà đầu tư nháo nhác
- 05-04-2025Thủ tướng yêu cầu NHNN loại bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ
- 04-04-2025Không xác định được người đã chuyển khoản 180 triệu vào tài khoản cá nhân, người phụ nữ Hà Nam liền báo công an xã nhờ xác minh thông tin
Khi thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc nghiêm trọng sau các chính sách thuế mới từ chính quyền Trump, nhiều nhà đầu tư có thể đang băn khoăn: "Liệu có nên cắt lỗ khoản đầu tư ngay bây giờ?"
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính hành vi cảnh báo rằng hiện tại là thời điểm tồi tệ nhất để đưa ra bất kỳ quyết định vội vàng nào.
"Thật nguy hiểm nếu bạn đưa ra quyết định — trừ khi bạn có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong thế giới chính trị, hay nền kinh tế", giáo sư Meir Statman tại Đại học Santa Clara nhận định.
"Khả năng cao là quyết định đó sẽ bị chi phối bởi cảm xúc — và trong trường hợp này, cảm xúc đó sẽ phản tác dụng hơn là có lợi cho bạn," ông Statman nói.
Nghe thì có vẻ dễ nói hơn làm — đặc biệt là khi các tiêu đề tin tức đang tràn ngập thông tin cổ phiếu đang trên đà giảm mạnh và J.P. Morgan nâng xác suất xảy ra suy thoái kinh tế trong năm nay từ 40% lên 60%.
"Khi thị trường sụt giảm, chúng ta thường có bản năng bầy đàn", nhà tâm lý học kiêm cố vấn tài chính Bradley Klontz – giám đốc điều hành tại YMW Advisors ở Boulder, Colorado, cho biết.
Theo ông Klontz, bản năng chạy về phía an toàn và tránh xa hiểm nguy bắt nguồn từ thời con người còn sống theo kiểu săn bắt hái lượm. Khi đó, tập tính này giúp chúng ta tồn tại. Nhưng trong đầu tư, những phản xạ bản năng như vậy có thể phản tác dụng, ông nhấn mạnh.
"Đó là một sự hoảng loạn bên trong, và chúng ta dường như được "lập trình" để bán ra đúng vào thời điểm tồi tệ nhất", Klontz nói.
Đừng bao giờ tin vào bản năng của bạn khi đầu tư
Klontz giải thích: Khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, tầm nhìn sẽ thu hẹp lại – chỉ xoay quanh hôm nay, ngày mai và điều gì sắp xảy ra. Điều này khiến ta cố gắng thuyết phục bản thân rằng cần phải hành động ngay.
"Đừng bao giờ tin vào bản năng của bạn khi đầu tư", Klontz nhấn mạnh – đặc biệt là khi bạn đang quá phấn khích hoặc sợ hãi.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hiện nay có khả năng đang rơi vào trạng thái phản ứng "chiến hay chạy" (fight or flight), theo lời Danielle Labotka, nhà khoa học hành vi tại Morningstar.
Bà cho rằng, việc hành động ngay lập tức thường đồng nghĩa với việc bạn đang dựa vào tư duy nhanh (fast thinking) – vốn dễ bị cảm xúc chi phối và không đáng tin cậy.
"Nhà đầu tư nên chậm lại. Giống như nỗi buồn cần thời gian để hồi phục, một quyết định đầu tư đúng đắn cũng không thể được đưa ra trong phút chốc. Nó cần thời gian".
Nên làm gì vào thời điểm này?
Nhiều nhà đầu tư từng trải qua những đợt sụt giảm thị trường trước đây — từ đại dịch Covid, khủng hoảng tài chính năm 2008 đến bong bóng dot-com.
Nhưng dù đã trải qua biến động trước đó, mỗi lần lại mang một cảm giác khác nhau, theo Labotka. Chính vì vậy, việc giữ vững chiến lược đầu tư đôi khi không hề dễ dàng.
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên tự hỏi: "Liệu lý do ban đầu khiến mình đầu tư và các mục tiêu tài chính đề ra có thay đổi không?"
"Mặc dù thị trường đã thay đổi, nhưng lý do bạn đầu tư, các giá trị và mục tiêu của bạn có lẽ vẫn không thay đổi", Labotka nói. "Đó mới là những yếu tố nên dẫn dắt quyết định đầu tư của bạn".
Theo ông Statman, mặc dù người ta thường cho rằng hạnh phúc trong cuộc sống phụ thuộc vào sự ổn định tài chính, nhưng cách nhìn rộng hơn sẽ có ích hơn.
Không ai có thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối trong cùng lúc về tài chính, gia đình và sức khỏe. Trong cuộc sống cũng như trong danh mục đầu tư, không phải tất cả cổ phiếu đều tăng giá. Việc học cách sống chung với cả điều tốt và xấu là điều cần thiết, ông chia sẻ.
Theo CNBC
An ninh tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC
