Chứng khoán lập đỉnh, đồng Yên mấp mé đáy 34 năm: Ngày BOJ tăng lãi suất đang cận kề?
Khi chỉ số chứng khoán Nikkei đạt kỷ lục sau 34 năm, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có động lực mới để chấm dứt chính sách lãi suất âm.
- 26-02-2024Trái ngược với cả thế giới, người dân xứ cờ hoa ‘yêu không dứt’ một loại tài sản rủi ro, tin mãnh liệt vào ‘khả năng sinh lời đánh bại tất cả’
- 26-02-2024Lịch sử kịch tính có thể tái hiện giữa nước Mỹ sau 68 năm: Ai sẽ thừa thắng bước vào Nhà Trắng năm 2025?
- 26-02-2024Chuyện gì đang diễn ra đằng sau ‘núi tiền mặt’ khổng lồ của Warren Buffett?
Kết phiên giao dịch ngày 22/2, chỉ số Nikkei tăng 17% trong hai tháng đầu năm 2024, trong khi cả năm 2023 tăng 28%. Điều này tạo ra một lớp đệm chống lại tác động tiềm tàng từ việc tăng lãi suất. Nhiều người dự đoán ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất trong vài tháng tới và là đợt thắt chặt tiền tệ đầu tiên sau 14 năm.
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng điểm trong tuần mới. Kết phiên sáng ngày 26/2, chỉ số chuẩn đạt mức trung bình 39.309,80 điểm, tăng 211,12 điểm so với ngày 22/2.
Nhà kinh tế trưởng Hideo Kumano tại viện Dai-ichi Life Research Institute cho biết: “Tạo ra một môi trường hỗ trợ cho sự thay đổi chính sách là điều mà Thống đốc Kazuo Ueda đang làm”.
Chiến lược gia trưởng toàn cầu John Vail tại Nikko Asset Management, cho biết việc thắt chặt chính sách cũng có thể gửi tín hiệu rằng ngân hàng trung ương đã chuẩn bị sẵn sàng để “chống lại việc tài sản tăng giá quá nhanh”. Động thái như vậy cũng có tác dụng giảm áp lực mất giá của đồng Yên.
Chính sách lãi suất âm áp dụng từ tháng 1/2016 được cho là sẽ chấm dứt vào mùa xuân này. Theo khảo sát của QUICK, 17% nhà kinh tế dự đoán chính sách thay đổi khi BOJ họp vào ngày 18-19/3 và 73% tin chính sách sẽ thay đổi vào ngày 25-26/4.
Những dự đoán này xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang chậm lại. GDP quý 4 của Nhật Bản đã giảm 0,4% so với quý trước.
Khả năng thay đổi chính sách càng được củng cố sau khi Phó Thống đốc BOJ Shinichi Uchida phát biểu công khai ngày 8/2 về việc lãi suất sẽ tăng như thế nào. Ông nói: “Nếu (BOJ) đưa tình trạng này trở lại, lãi suất sẽ tăng 0,1 điểm phần trăm”.
Chiến lược gia trưởng Chotaro Morita tại All Nippon Asset Management cho biết chiến dịch thúc đẩy nền kinh tế của BOJ có thể là con dao hai lưỡi. Ông cảnh báo rằng đồng Yên có thể bị ảnh hưởng và “sẽ có hại cho nền kinh tế hơn là có lợi nếu đồng Yên giảm thêm 5-10 Yên nữa”.
Ông nói, việc thị trường chứng khoán bùng nổ không phải là vấn đề cần cân nhắc chính trong quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm. Nhưng nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao hơn và đẩy Nikkei lên tới 50.000 điểm, đó có thể trở thành một vấn đề trong các quyết định chính sách tiền tệ.
BOJ hiện giữ lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%, Nhiều người dự đoán ngân hàng trung ương sẽ hướng đến mục tiêu 0% - 0,1% khi chấm dứt chính sách lãi suất âm. Các nhà phân tích cho biết lãi suất có tăng hay không còn phụ thuộc vào tình hình lạm phát tiêu dùng ở Nhật Bản trong tương lai.
Lạm phát lõi của Nhật Bản, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, ở mức 2,3% trong tháng 12. BOJ dự báo lạm phát lõi bình quân ở mức 2,4% trong năm tài chính 2024 và 1,8% trong năm tài chính 2025. Dự báo cho năm tài chính 2026 sẽ được công bố sau cuộc họp ngày 25-26 tháng 4. BOJ đặt mục tiêu lạm phát 2% “bền vững và ổn định”.
Nếu lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương thì BOJ có lẽ sẽ an tâm hơn khi thực hiện tăng lãi suất. Ngược lại, nếu lạm phát bấp bênh hơn, BOJ sẽ có xu hướng duy trì quan điểm hiện tại và không tăng thêm lãi suất.
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda cho biết tăng lương sẽ là chìa khoá giúp đất nước thoát khỏi tình trạng giảm phát. BOJ đang rất chú ý đến các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm giữa các tập đoàn và các công đoàn lớn. Kết quả các cuộc đàm phán này sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mức lương cho toàn bộ nền kinh tế. Kết quả này sẽ có vào ngày 15/3.
Thống đốc Ueda cũng trấn an cả nước rằng đợt tăng lãi suất nào cũng sẽ diễn ra từ từ và không gây bất kỳ tổn tại nào cho nền kinh tế vốn đã quá quen với các chính sách tiền tệ nới lỏng.
Những cam kết với mục đích tốt gần đây đã tạo ra những rắc rối cho chính sách của ông Ueda. Đồng Yên đã trải qua một đợt bán tháo mạnh. Tỷ giá đã giảm xuống 150,78 Yên đổi 1 USD và có nguy cơ chạm mức 151,94 Yên đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Một quan chức của Bộ Tài chính (MOF) đã đưa ra cảnh báo vào ngày 14/2 rằng mức giảm gần 10 Yên trong năm nay là "quá nhanh". Các nhà chức trách đang "theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ với cảm giác cấp bách cao độ".
Chiến lược gia trưởng về lãi suất Takenobu Nakashima tại Nomura cho biết: “Đồng Yên yếu hơn có xu hướng làm tăng kỳ vọng về việc tăng lãi suất. Điều này sẽ làm tăng áp lực buộc BOJ phải phối hợp chặt chẽ hơn với MOF và thực hiện các bước để ngăn chặn sự sụt giảm sâu hơn của đồng Yên. Đồng Yên yếu hơn cũng làm tăng thêm áp lực lạm phát”.
Tham khảo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản