Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, Dow Jones giảm hơn 500 điểm, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023
Chứng khoán Mỹ đã có một phiên giao dịch đầy biến động ngày 4/4. Đà tăng vọt của giá dầu và lo ngại FED có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
- 05-04-2024Mệnh danh thiên đường 100 tỷ USD, khu bất động sản cao cấp ở một quốc gia Đông Nam Á hóa “thị trấn ma”, hàng trăm dãy cửa sổ tối om về đêm, sau 2 năm duy nhất 1 khu vực có sức sống
- 05-04-2024Lạm phát giảm tháng thứ 4 liên tiếp, một NHTW lớn trên thế giới có thể cắt giảm lãi suất trước FED?
- 04-04-2024Người đàn ông 32 tuổi sở hữu công ty trị giá 62.000 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng thành lập: Tất cả là nhờ 1 ‘ứng dụng' công nghệ cao
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4, chỉ số Dow Jones giảm 530,16 điểm (tương đương 1,35%) xuống 38.596,98 điểm. Chỉ số này đã trải qua phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023 và ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Chỉ số S&P 500 giảm 1,23% - xuống còn 5.147,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 1,40%, đóng cửa ở mức 16.049,08 điểm.
3 chỉ số chính đều giảm mạnh vào cuối phiên, giảm hơn 2% so với mức đỉnh trong phiên. Biên độ dao động trong phiên của Dow Jones có lúc hơn 860 điểm.
Giá dầu tăng vọt vào giữa trưa, trùng hợp với sự quay đầu của cổ phiếu vào ngày thứ 5. Giá dầu WTI vượt 86 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2023, làm dấy lên lo ngại về giá năng lượng sẽ góp phần thúc đẩy lạm phát.
Chiều thứ 5, Chủ tịch Fed khu vực Minneapolis, Neel Kashkari cũng băn khoăn rằng liệu ngân hàng trung ương có nên hạ lãi suất hay không nếu lạm phát vẫn ở mức cao, tương đồng với một loạt phát biểu thận trọng gần đây của các quan chức Fed.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng từ mức đáy trong phiên nhờ nhận định của ông Kashkari, khép phiên giao dịch ở mức 4,305%. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tích tắc chạm mức 4,429% vào ngày 3/4, mức đỉnh mới trong năm.
Từ đầu tuần đến nay, S&P 500 đã giảm 2%, cứ 4 phiên thì 3 phiên chìm trong sắc đỏ. Dow Jones sụt 3% từ đầu tuần đến nay, còn Nasdaq Composite giảm 2%.
Chủ tịch Fed Jerome Powell vào ngày 3/4 đã khẳng định rằng mặc dù vẫn còn dư địa để hạ lãi suất trong năm nay, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ cần thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang tiến về mức mục tiêu 2% trước khi lãi suất bắt đầu giảm.
Báo cáo việc làm quan trong tháng 3 của Mỹ sẽ công bố vào tối ngày 5/4 (theo giờ Việt Nam). Một báo cáo việc làm quá nóng có thể thúc đẩy lợi suất hơn nữa và gây áp lực buộc Fed phải duy trì lãi suất cao hơn.
Tham khảo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh chưa từng có, trader kỳ vọng đà tăng còn kéo dài sau khi Fed cắt giảm lãi suất